22/06/2018 09:29 GMT+7

Để 'đủ điều kiện' ăn xin, bọn chăn dắt tận dụng mọi thủ đoạn

NGUYỄN MINH ÚT
NGUYỄN MINH ÚT

TTO - Ở đâu tập trung những người chăn dắt ăn xin? Chúng dùng thủ đoạn gì để đổi lấy sự thương hại? Cho tiền ăn xin có phải hào hiệp không đúng chỗ? Dưới đây là câu trả lời của bạn đọc Nguyễn Minh Út, chuyên mục 'Bạn đọc làm báo' xin giới thiệu.

Để đủ điều kiện ăn xin, bọn chăn dắt tận dụng mọi thủ đoạn - Ảnh 1.

Hình ảnh thường thấy ở nhiều ngã tư đường tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta là lòng nhân ái: thương người. Không ai có thể làm ngơ trước một người biến dạng thân thể: miệng méo xệch, tay chân nổi những nốt sần sùi, run lẩy bẫy… đang cầu xin một vài đồng bạc lẻ.

Thế là không ít người cầm những tờ giấy bạc 2.000 - 5.000 đồng để làm một nghĩa cử nhân đạo, từ thiện.

Khi ta cho một người nào cái gì khi họ ở trong hoàn cảnh bất hạnh thì ngoài việc giúp đỡ họ vượt qua khó khăn nó còn làm cho ta được vui vẻ hạnh phúc.

Tuy nhiên ngoài ý nghĩa nhân văn đó, trên bình diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… vấn đề thật không thuần túy đơn giản như vậy.

Thêm vào đó, mặt trái của vấn đề là có kẻ lười lao động, lợi dụng lòng nhân ái của con người để hưởng lợi, thậm chí chúng còn nhẫn tâm tổ chức chăn dắt người già lẫn trẻ em để trục lợi một cách vô nhân đạo.

Trước đây, báo chí đã phanh phui nhiều vụ ăn xin giả: giả nhà sư, giả tàn tật như cụt tay, chân, giả bệnh nan y như phong cùi, lở loét toàn thân.

Người viết bài này có người bạn hiện là chủ một số căn hộ cho toàn là đối tượng "ăn xin giả" thuê ở quận Tân Phú TP.HCM.

Anh cho biết, thủ đoạn của bọn này là chúng xuống xe khi gần tới điểm ăn xin, sau đó dùng một số hóa chất làm cho mặt mũi, tay, chân, da bị biến dạng trông rất tội nghiệp và thế là chúng "đủ điều kiện" để ăn xin nhiều điểm trong 24 quận, huyện TP.

Tùy theo nơi, cũng như số tiền mà chúng thu được nhiều hay ít, chúng điện thoại cho người chở đi ăn xin tiếp nơi khác hoặc về nhà trọ.

Trong một xã hội tiến bộ không thể có những người ăn xin, ăn xin thật cũng như giả lang thang khắp các nơi đô thị, đường phố, tỉnh thành. Hình ảnh này vừa làm mất vẽ mỹ quan đô thị vừa tạo cái nhìn không tốt dưới mắt người nước ngoài vừa tạo ra sự bất công trong các thành phần làm kinh tế:

Không thể để lòng tốt của con người bị lợi dụng. Ăn xin không thể được một số người lười lao động coi là một nghề dễ kiếm tiền mà không cần nhiều công sức.

Xã hội không thể có người ăn bám cũng như lợi dụng vào sự tử tế, lòng thương của con người mà trục lợi bất chính, những con người làm xấu đi bộ mặt xã hội, làm xói mòn truyền thống nhân đạo.

Thật là vô lý khi số tiền thu nhập hàng ngày của chúng gấp đôi ba lần thậm chí hàng trăm lần công nhật của một công nhân miệt mài trong xưởng máy suốt cả 8 giờ, người nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" mỗi ngày.

Không thể nhìn thực trạng người ăn xin như "bắt cóc bỏ dĩa" mà cho rằng đây là một vấn nạn nan giải.

Một giải pháp căn cơ nhất là có sự tích cực của chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng và sự chung sức chung lòng của toàn xã hội.

Không thể để chính quyển cơ sở xã, phường không nắm được các đối tượng ăn xin mà phải tích cực vào cuộc. Thường xuyên rà soát địa bàn quản lý của mình để từ đó có biện pháp hoặc đề xuất giải pháp thích hợp cho họ.

Không thể để những tiêu cực trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội những địa phương khác xảy ra như trường hợp vài năm gần đây ở Nghệ An, mà cam lòng để cho nạn ăn xin tồn tại.

Không thể thiển cận khi "nói không với hành động cho tiền người ăn xin" là cuộc vận động phi đạo đức, trái với truyền thống cao đẹp của dân tộc.

Không thể nhất thời "cho" tiền người ăn xin một cách "tùy tiện". Vô hình trung không giải quyết vấn nạn mà còn góp phần phát sinh nhiều hệ lụy không mong muốn trong xã hội.

Phát huy cái được và quyết tâm khắc phục những cái chưa được để mạnh dạn giải quyết vấn nạn ăn xin một cách căn cơ và bền vững.

Vấn đề ở đây là: giải quyết vấn nạn ăn xin không dễ, nhưng cho dù đường còn xa, không đi là không thể đến.

Bạn có đồng tình với nhận định: cho tiền người ăn xin là thể hiện hào hiệp không đúng chỗ? Làm cách nào để dẹp được nạn chăn dắt ăn xin? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

TTO - Bài báo “Cho tiền người ăn xin: Hào hiệp không đúng chỗ” nhắc cho chúng ta một thực tế: tình trạng người ăn xin tràn lan ở TP.HCM hiện nay vẫn còn rất nhức nhối.

NGUYỄN MINH ÚT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Một gia đình mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang. Hơn 2 tháng sau thì xảy ra tai nạn điện dẫn đến chết người nhưng đến nay sau hơn 2 năm, người thân vẫn gian nan đi đòi tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Chi tiết dự kiến về quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập theo hồ sơ đề án được Bộ Nội vụ xây dựng.

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

Trước đề xuất phân cấp UBND cấp tỉnh lựa chọn địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, tiến tới điều chỉnh lương, doanh nghiệp nói gì?

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Vành đai 3 TP.HCM: Công trường phía Tây đi chậm chạp chờ cát

Trong khi cầu cạn đã mọc lên ở phía TP Thủ Đức, các gói thầu phía tây vành đai 3 vẫn ì ạch vì thiếu cát xử lý nền đất yếu.

Vành đai 3 TP.HCM: Công trường phía Tây đi chậm chạp chờ cát
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar