23/01/2022 17:52 GMT+7

'Để dành đến Tết' - chắt chiu những điều mới, tốt đẹp cho dịp đầu năm

VIÊN VY
VIÊN VY

TTO - 'Giàu ba ngày Tết' đã trở thành câu truyền miệng từ nhiều thế hệ, song người trẻ vẫn được dặn dò để dành những điều tốt nhất cho những ngày Tết.

Để dành đến Tết - chắt chiu những điều mới, tốt đẹp cho dịp đầu năm - Ảnh 1.

Các bạn cũng có tâm lý Tết thì phải để dành để sắm sửa đầy đủ, tránh thiếu sót

Nhiều người vẫn nghĩ câu chuyện để dành chỉ còn trong Tết của ngày xưa, khi ông bà cha mẹ dành dụm những món ngon nhất, con gà béo nhất, phần gạo tốt nhất... cho mâm cỗ mùng 1. Nhưng dường như nét văn hóa này cũng đã truyền sang giới trẻ, khi họ vẫn được dặn dò để dành những điều tốt đẹp từ người thân, bạn bè, đừng hoang phí cho đến Tết.

"Cứ gần đến Tết là được nghe"

Những ngày cận Tết Nhâm Dần, từ già đến trẻ ai cũng tất bật với những công việc riêng, người lớn bận rộn với bàn thờ cúng, chuẩn bị sắm sửa cho gia đình, người trẻ tranh thủ "xong deadline" mùa cuối năm. Nhưng ai cũng biết làm cả năm là "để dành cho Tết".

"Nhà mình kinh doanh gạo, cứ đến gần Tết, mẹ sẽ lựa loại ngon nhất, tốt nhất chừa ra để dành đó ăn mấy ngày đầu năm. Còn mình, không phải chỉ Tết, mà quanh năm đều nghe câu này", Phương Linh (26 tuổi, kinh doanh tại nhà) cho biết.

Để dành đến Tết - chắt chiu những điều mới, tốt đẹp cho dịp đầu năm - Ảnh 2.

Cùng phụ giúp mẹ kinh doanh, Phương Linh cũng thấm thói quen để dành đồ đẹp, ngon nhất cho ngày Tết - Ảnh do nhân vật cung cấp

Thùy Trang (30 tuổi, làm công việc tự do) chia sẻ, điều cô hay được mẹ dặn dò là để dành quần áo đẹp cho Tết: "Mày cứ lôi đồ đẹp ra dùng thì Tết lấy gì mặc hả con?".

Là con gái, Jane (29 tuổi) cũng thường được bạn bè tư vấn, nhắc nhở về việc để dành quần áo, giày dép cho ngày đầu xuân, nhưng bạn vẫn nhớ như in câu nói "Tết nhớ dành chút thời gian cho gia đình". Cô kể: "Dù một năm chỉ nghe một lần, nhưng mình nhớ mãi. Dường như mình đã bận rộn cả năm mà quên chừa lại những giây phút nghỉ ngơi với gia đình".

Muôn kiểu cảm xúc với câu chuyện "dành đến Tết"

Lê Mạnh Dũng (ngụ tại Tân Bình, TP.HCM) nói: "Mỗi khi nghe câu nói này, mình cảm thấy giận bản thân vô cùng, phần vì phải phiền người lớn nhắc nhở, còn lại vẫn chưa thể giúp mọi người bớt lo ngày Tết".

Hữu Trung (sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM) cũng đã để dành được một ít để sắm sửa cũng như chi tiêu. Anh kể: "Mình thấy vui khi để dành được tiền biếu bố mẹ cũng như lo cho bản thân, cảm giác phấn khởi lắm. Mẹ cũng hay dặn mình nhớ cất tiền lì xì đi, có gì lấy ra xài".

Có cùng cảm giác ấy, Nguyễn Hoàng Nhật Minh (18 tuổi, sinh viên cao đẳng) nói: "Mình rất háo hức khi được nghe câu Để dành đến Tết, cảm giác tất cả mọi điều tốt đẹp sẽ dồn cả vào ngày Tết vậy".

"Càng nghĩ sâu hơn về câu chuyện để dành cho Tết, mình càng ngẫm lại. Người trẻ chúng mình cũng phải làm quần quật cả năm để có chút xíu khoản dư cho bản thân, vậy mà ngày xưa ông bà ba mẹ phải cực thế nào để lo cho cả nhà, cho con ấm no đủ ba mùng Tết nhỉ?", Minh Phát (26 tuổi, giáo viên âm nhạc) ngậm ngùi.

Tết là phải mới - mới yên tâm Tết

Người trẻ là thế hệ luôn yêu thích sự thay đổi và mới mẻ, nhất là khi họ được khoác lên mình những bộ cánh mới, với tâm hồn và tinh thần mới cho ngày xuân sắp đến.

Minh Phát nói: "Dẫu có thế nào, chuyện để dành là đúng quá rồi. Ai chẳng mong sẽ có một mâm cơm đủ đầy, ai chẳng mong được mặc quần áo mới đi lễ, chùa, ai chẳng mong tuổi mới được nhiều điều mới đến?".

Nhật Minh (26 tuổi, ngụ tại quận 11) cũng chia sẻ: "Cứ phải mới cái đã. Tết là phải mới. Được cùng gia đình mua sắm, được sửa soạn cho ngày đầu năm những món mứt quả bánh kẹo, cảm giác lạ lắm".

Bạn Lê Mạnh Linh tự nhủ: "Năm nay hy vọng Tết cho mình hoàn thành xong mục tiêu lấy vợ là tuyệt nhất, mới nhất Tết nhé!".

Kim Thơ (sinh viên ngành kế toán) cho hay: "Mình nghĩ người lớn muốn con cháu biết tiết kiệm, chắt chiu những gì tốt đẹp cho dịp Tết, vì họ sợ người trẻ sẽ hoang phí. Mình hiểu suy nghĩ ấy. Đó còn là cảm giác được yêu thương nhiều hơn, khắng khít nhiều hơn chứ không đơn thuần là lời dặn suông nữa rồi".

Để dành đến Tết - chắt chiu những điều mới, tốt đẹp cho dịp đầu năm - Ảnh 3.

Kim Thơ thường xuyên được mẹ kể về những phong tục, tập quán mà ông bà thường làm - Ảnh do nhân vật cung cấp

"Đói quanh năm giàu ba ngày Tết", đó có lẽ là câu những người đi trước thường truyền miệng nhau. Đến giờ, nét văn hóa ấy có lẽ đã biến tấu đi nhiều, nhưng tình cảm, sự quan tâm của gia đình, bạn bè và giữa con người nhau mỗi khi xuân về mới là nét đẹp muôn đời của người Việt, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hôm nay.

Về nhà đón Tết, đón vui, lo...

TTO - Tháng chạp, Sài Gòn se se lạnh. Má gọi điện nói ở quê mùa này mưa nhiều. Đây là dịp con cháu trong mỗi tộc họ quây quần về nhà người trưởng tộc, cùng nhau đi thăm mộ, giẫy mả, thắp nhang cho ông bà tổ tiên.

VIÊN VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Không ít sinh viên, bạn trẻ mới đi làm tại TP.HCM đã chọn cách ở ghép cùng người lạ để giảm bớt khoản chi ở khâu này.

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Mẹ của mẹ

Mẹ của mẹ, là ngoại. Với tôi, ngoại như người mẹ đặc biệt của mình.

Mẹ của mẹ

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

Lần đầu tiên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của Cần Thơ được khoác những bộ trang phục lộng lẫy như nàng Lọ Lem bước ra từ trong truyện cùng hoa hậu H’Hen Niê.

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

7.000 người dân Hải Phòng đã cùng nhau chung tay xếp hình lá cờ Tổ quốc siêu to khổng lồ tại Vinhomes Imperia Hồng Bàng.

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar