22/05/2022 14:15 GMT+7

Để cụm công nghiệp thành khu dân cư, 12 năm trời chính quyền vẫn... lúng túng

Bài và ảnh: TRUNG TÂN - ĐÌNH  CƯƠNG
Bài và ảnh: TRUNG TÂN - ĐÌNH CƯƠNG

TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.

Để cụm công nghiệp thành khu dân cư, 12 năm trời chính quyền vẫn... lúng túng - Ảnh 1.

Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại thôn 2, xã Quảng Tâm, Tuy Đức (Đắk Nông) triển khai 12 năm trước, nay đã thành khu dân cư


Tuyến đường liên thôn từ UBND xã Quảng Tâm về hướng khu du lịch thác Đắk G’lun đi ngang khu dân cư đông đúc, yên bình. Ít ai biết rằng, suốt 12 năm nay, khu này là "điểm nóng" lấn chiếm đất đai khiến chính quyền địa phương đau đầu.

Phạt tiền tỉ, vẫn không sợ

Dẫn chúng tôi đến đây, anh Lâm - cán bộ địa chính xã Quảng Tâm - ngán ngẩm cho biết đây là ‘khúc xương’ trong công tác quản ý đất đai, xây dựng tại địa phương.

Theo anh Lâm, đến nay, UBND các cấp đã lập gần 80 biên bản vi phạm hành chính nhưng nạn chiếm đất, làm nhà càng nghiêm trọng.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đã ban hành 10 quyết định xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất khu công nghiệp để làm nhà, trồng cây lâu năm với số tiền hơn 2,5 tỉ đồng.

Trong số những vụ lấn chiếm, có nhiều trường hợp không tìm được đối tượng vi phạm, tỉnh buộc phải ra quyết định yêu cầu xã khắc phục hiện trạng… Theo anh Lâm, tất cả các trường hợp bị lập biên bản, xử phạt hành chính đều bị buộc khắc phục hiện trạng, trả lại đất cho khu công nghiệp trong vòng 30 ngày.

Lúng túng trong xử lý

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ tháng 12-2009, UBND tỉnh Đắk Nông đã có quyết định phê duyệt đầu tư dự án Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm, do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đại Gia Thuận (Công ty Đại Gia Thuận) làm chủ đầu tư, trên diện tích gần 35ha, với số vốn đầu tư là 90 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành trong vòng 3 năm. 

Đến nay, sau hơn 12 năm, những gì Công ty Đại Gia Thuận triển khai chỉ là căn nhà bảo vệ rộng khoảng 10m2, cổng chính dang dở và một số trụ bêtông.

Để cụm công nghiệp thành khu dân cư, 12 năm trời chính quyền vẫn... lúng túng - Ảnh 2.

Hạng mục nhà bảo vệ, ngay cổng chào khu công nghiệp dở dang, bỏ hoang đến nay

Sau nhiều lần làm việc, yêu cầu gia hạn nhưng… mất liên lạc với chủ đầu tư, tháng 11-2019, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Nông đã có quyết định thu hồi chủ trương dự án. Đến năm 2020, UBND tỉnh Đắk Nông đã thu hồi 35ha đất và giao về địa phương quản lý nhưng lúc này, toàn bộ diện tích đất đã bị hàng chục hộ dân lấn chiếm xây nhà, trồng cây, chưa thể cưỡng chế, thu hồi.

Ông Đặng Văn Cương, chủ tịch UBND xã Quảng Tâm, cho biết để dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất như hiện nay là vào những năm 2009-2010, khi nhận đất nhưng chưa triển khai, Công ty Đại Gia Thuận cho nhiều người dân thuê, mượn đất được giao để trồng hoa màu.

Để cụm công nghiệp thành khu dân cư, 12 năm trời chính quyền vẫn... lúng túng - Ảnh 3.

Nhiều người đã xây nhà, làm ăn ở đây hơn 10 năm, việc giải tỏa, thu hồi đất là rất khó khăn

Khi doanh nghiệp không triển khai dự án, nhiều người đã cố ý lấn chiếm đất, có nhiều trường hợp sang nhượng trái phép bằng giấy tay. Những trường hợp lấn chiếm, đến mua đất tiếp tục làm nhà, trồng cây trên đất dù biết đó là hành vi vi phạm. Khi cụm công nghiệp thành khu dân cư, địa phương cũng nhiều lần định cưỡng chế, thu hồi đất nhưng người dân chống đối, thành điểm nóng mất an ninh trật tự.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Trọng Yên - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - khẳng định có trách nhiệm của xã, huyện trong việc quản lý đất đai, xây dựng tại Cụm công nghiệp Quảng Tâm. Các quyết định xử phạt hành chính của tỉnh là phải phạt do mức phạt vượt thẩm quyền của xã, huyện. Công tác quản lý đất đai, thu hồi đất vẫn thuộc trách nhiệm UBND huyện Tuy Đức.

Để cụm công nghiệp thành khu dân cư, 12 năm trời chính quyền vẫn... lúng túng - Ảnh 4.

Ông Lê Trọng Yên khẳng định sẽ giữ quy hoạch, quyết giải tỏa

Ông Yên nói thêm, đến nay đã thu hồi chủ trương đầu tư của Công ty Đại Gia Thuận nhưng diện tích đất 35ha vẫn sẽ tiếp tục quy hoạch là đất làm cụm công nghiệp, không hợp thức hóa cho khu dân cư.

"Việc cưỡng chế, giải tỏa đất tại đây phải làm nhưng thuộc trách nhiệm của huyện. Địa phương phải tính toán phương án… để tiến hành thu hồi đất, lập lại kỷ cương", ông Yên nói.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức cho biết đây là việc nhạy cảm, nên hiện chưa có kế hoạch, phương án nào cho việc thu hồi.

Dự án cụm công nghiệp 10 năm vẫn trên giấy, vì sao?

TTO - Sau hơn 10 năm, dự án Cụm công nghiệp Đông Gio Linh (huyện Gio Linh, Quảng Trị) vẫn chỉ là khu đất ngổn ngang.

Bài và ảnh: TRUNG TÂN - ĐÌNH CƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

Lãnh đạo Cần Thơ khảo sát nhiều nơi dự kiến sẽ là nơi làm việc, ăn nghỉ của cán bộ, công chức Sóc Trăng, Hậu Giang sau sáp nhập. Ngoài ra, TP còn 500 căn nhà ở xã hội đã sẵn sàng.

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

Cán bộ đã kết hôn có thu nhập 30 triệu sẽ không được hỗ trợ mua, thuê nhà sau sáp nhập

Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam, cán bộ độc thân thu nhập mỗi tháng trên 15 triệu, đã kết hôn tổng thu nhập hằng tháng trên 30 triệu không trong diện hỗ trợ.

Cán bộ đã kết hôn có thu nhập 30 triệu sẽ không được hỗ trợ mua, thuê nhà sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar