26/01/2006 00:00 GMT+7

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà hát con sò Sydney

KINH LUÂN (tổng hợp)
KINH LUÂN (tổng hợp)

TTO - Sau loài gấu koala và kanguroo thì có lẽ nhà hát con sò Sydney là đặc sản nổi tiếng nhất của nước Úc. Cũng như tới Ai Cập là phải đến Kim tự tháp Giza, đến Ý thì phải đến Colosseum; Nhà hát con sò Sydney là một nơi không thể bỏ qua khi đến nước Úc.

Phóng to
TTO - Sau loài gấu koala và kanguroo thì có lẽ nhà hát con sò Sydney là đặc sản nổi tiếng nhất của nước Úc. Cũng như tới Ai Cập là phải đến Kim tự tháp Giza, đến Ý thì phải đến Colosseum; Nhà hát con sò Sydney là một nơi không thể bỏ qua khi đến nước Úc.

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà thờ thánh BasilĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Tượng nữ thần tự doBình chọn Kỳ quan thế giới mới: Hãy là một phần của lịch sử

Dù là đặc sản của nước Úc nhưng kiến trúc sư chính xây dựng công trình này lại là một người Đan Mạch, ông Jorn Utzon. Và người cắt băng khánh thành của Nhà hát vào ngày 20-10-1973 lại là một người Anh, Nữ hoàng Elizabeth II.

Lịch sử của Nhà hát con sò Sydney

Vào cuối những năm 1940, ông Eugene Goossens, giám đốc của Viện bảo tồn âm nhạc bang New South Wales đề xuất ý tưởng xây dựng một nhà hát rộng hơn so với Sydney Town Hall. Vào năm 1954, thị trưởng ban New South Wales Joseph Cahill đã đồng ý đề xuất này và phát động cuộc thi vẽ thiết kế cho Nhà hát Sydney.

Phóng to
Phòng hòa nhạc với sức chứa 2.679 khán giả

Trong 233 ý tưởng gửi về, bản vẽ của ông Jorn Utzon đã được chọn. Công trình do ông Utzon thiết kế được xây dựng trong 18 năm, chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (1959-1963) xây phần bục cao; giai đoạn 2 (1963-1967) xây phần mái hình con sò; giai đoạn 3 (1967-1973) trang trí bên trong.

Lúc đầu phần mái của Nhà hát được Utzon thiết kế hình parabol và các kết cấu xây dựng trong phần 1 đều phục vụ cho bản vẽ này. Nhưng khi bước sang giai đoạn 2, các kiến trúc sư xây dựng cho rằng không thể xây phần mái hình parabol (vì nó vượt khỏi các quy luật vật lý) do đó ông Utzon đã phải thiết kế lại bản vẽ với hình con sò như hôm nay.

Phóng to
Quang cảnh nhìn từ bên trong một nhà hàng của Nhà hát con sò Sydney. Du khách có thể thấy kết cấu bê tông đúc sẵn

Bản vẽ mới không những giải quyết được vấn đề mà còn giúp cắt ngắn thời gian hoàn thiện. Theo bản thiết kế cũ thì người thợ phải lát từng viên ngói trong khi đó ở bản vẽ mới, người ta có thể lợp ngói thành từng mảng lớn ở dưới đất rồi mới lợp lên khung.

Phóng to
Các kết cấu bê tông đúc sẵn nhìn từ dưới lên Mái ngói của Nhà hát con sò nhìn gần

Vì một số biến động chính trị nên ông Utzon đã tự rút tên ra khỏi danh sách xây dựng công trình vào năm 1966. Khi ông Utzon ra đi, các kiến trúc sư còn lại đã thay đổi 4 chi tiết chính của Nhà hát con sò (so với bản vẽ của ông Utzon): thay đổi cách lát và vật liệu để lát, cấu trúc của các bức tường kính, chức năng của các phòng bên trong và trang trí bên trong.

Các con số của Nhà hát con sò Sydney

Lúc ban đầu chính phủ Úc dự tính vào năm 1963 một "Nhà hát parabol Sydney" sẽ hoàn thành với kinh phí là 7 triệu đô la Úc. Tuy nhiên trong thực tế một "Nhà hát con sò Sydney" đã ra đời với kinh phí 102 triệu đô la Úc và mất 18 năm (1959-1973) mới hoàn thành.

Phóng to
Nhà hát con sò Sydney trong khi đang thi công Nhà hát con sò Sydney và Cầu cảng Sydney

Nhà hát con sò có chiều dài 185 mét, chiều rộng 120 mét được xây dựng trên Điểm Bennelong, nằm nhô hẳn ra cảng, nhìn qua Cầu cảng Sydney nổi tiếng. Bên trong nhà hát có 1.000 phòng lớn nhỏ khác nhau, trong đó 3 phòng chính là: Phòng hòa nhạc (2.679 chỗ ngồi), Nhà hát opera (1.547 chỗ), Sân khấu kịch (544 chỗ). Nhỏ nhất là nhà hàng Bennelong.

Để hoàn thành công trình này, người ta đã phải sử dụng 1 triệu viên ngói granite trắng tráng men nhập từ Thụy Điển, 6225 mét vuông kính, 645 km dây cáp điện. Phần mái hình con sò nặng 15 tấn và được đỡ bằng 2.194 thanh bê tông đúc sẵn. Bên trong nhà hát người ta sử dụng vật liệu là than granite hồng và gỗ lấy từ New South Wales để trang trí.

Phóng to
Bản đồ một phần Sydney nhìn từ trên cao. Phần khoanh tròn là Nhà hát con sò Sydney

Vở Chiến tranh và hòa bình của Prokofiev do đoàn Opera Úc thực hiện là vở diễn đầu tiên tại đây. Mỗi năm Nhà hát con sò Sydney thu hút được khoảng 200.000 người đến tham quan Nhà hát con sò trong khi số người vào đây xem hát nhiều gấp 10 lần.

KINH LUÂN (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar