28/01/2006 05:02 GMT+7

Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Đấu trường Colosseum

KINH LUÂN (tổng hợp)
KINH LUÂN (tổng hợp)

TTO - "Khi Colosseum còn, thành Rome còn; Khi Colosseum mất, thành Rome sẽ mất; Khi Rome sụp đổ, thế giới sẽ không còn" đó là những gì Vernarable Bede (672-735), một thầy tu ở Anh đã viết như vậy để mô tả Colosseum.

Phóng to
Đấu trường Colosseum ngày hôm nay
TTO - "Khi Colosseum còn, thành Rome còn; Khi Colosseum mất, thành Rome sẽ mất; Khi Rome sụp đổ, thế giới sẽ không còn" đó là những gì Vernarable Bede (672-735), một thầy tu ở Anh đã viết như vậy để mô tả Colosseum.

Đề cử kỳ quan thế giới mới: Nhà thờ, bảo tàng Hagia SophiaĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Kim Tự Tháp CheopsĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà hát con sò SydneyĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà thờ thánh BasilĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Tượng nữ thần tự doBình chọn Kỳ quan thế giới mới: Hãy là một phần của lịch sử

Con người đã tạo ra Colosseum

Vào năm 72 sau CN Hoàng đế Vespasian bắt đầu cho xây dựng Colosseum và khoảng 10 năm sau con ông Titus đã hoàn thành kiến trúc.

Ít ai biết rằng Colosseum được xây dựng trên một đầm lầy cũ và dòng suối cung cấp nước cho đầm lầy này cho đến giờ vẫn còn tồn tại (được tìm thấy ở dưới San Clemente). Khi xây dựng cung điện Domus Arurea (Tòa nhà vàng), Nero đã cho nước ngập toàn bộ khu vực này nhằm tạo cảnh lãng mạn cho cung điện của ông.

Phóng to
Colosseum hồi thế kỷ 18

Sau khi Nero sụp đổ, Vespasian đã cho lấp đất khu vực này và xây dựng nên Colosseum. Đầu tiên công trình này có tên Đài vòng Flavian nhưng sau đó hầu như ít ai cái tên gốc này của Colosseum. Nhiều người cho rằng cái tên Colosseum bắt nguồn từ tên của một bức tượng bằng đồng thần Heliod (colossus) ở gần đó do Nero xây.

Trước Colosseum, tất cả các kiến trúc hình vòng đều được xây dựng bằng gỗ và Colosseum là công trình đầu tiên có hình dạng này xây bằng đá. Tương truyền rằng lễ khánh thành Colosseum kéo dài đến 100 ngày. Trong suốt lịch sử của mình, Colosseum đã chứng kiến cái chết của hơn 9.000 con vật và hàng ngàn đấu sĩ giác đấu.

Phóng to
Bên trong đấu trường Colosseum

Colosseum được xây bằng đá theo nhiều phong cách La Mã cổ, cổ điển, Doric, Ionic và Corinthian (các kiểu kiến trúc cô của Hy Lạp). Đấu trường Colosseum có hình eclipse với trục dài là 188 mét, trục ngắn là 156 mét, cao 48 mét, chiếm một diện tích là 160.000 m2. Có 80 cổng vào Colosseum, 76 dành cho khán giả thường, 2 cho gia đình hoàng tộc và 2 dành cho các đấu sĩ giác đấu.

Bên trong là một sàn gỗ cũng hình elip với kích thích trục dài 86 mét, trục ngắn 54 mét được rải cát với mục đích cho máu dễ dàng thấm vào. Bên dưới sàn này là một hệ thống chuồng và đường ngầm 2 tầng dành cho các võ sĩ giác đấu và thú dữ ở và đi ra sân cát bên trên.

Phóng to
Một trong 80 cổng vào Colosseum

Mới đây các nhà khảo cổ học còn phát hiện được các đường hầm nối liền Colosseum với hệ thống cống của thành phố để thoát nước vì nơi đây cũng đã diễn ra các trận thủy chiến. Hiện nay sàn gỗ không còn, để lộ toàn bộ hệ thống chuồng và hầm dưới mặt đất.

Với sức chứa hơn 50.000 người (các ghế đều được đánh số), đấu trường Colosseum chia thành 3 tầng với các lối kiến trúc khác nhau và dành cho các tầng lớp dân chúng khác nhau.

Tầng 1 với kiểu kiến trúc Doric, dành cho hoàng đế và các vị có trong nghị viện. Tầng 2 (kiến trúc kiểu Ionic) dành cho các quý tộc không có chân trong nghị viện. Tầng 3 với các cột trụ theo lối Corithian lại chia thành 3 khu nhỏ, phần 1 dành cho thị dân giàu, phần 2 dành cho thị dân nghèo và phần 3 (khán giả phải đứng) bằng gỗ được xây dựng thêm để dành cho tầng lớp phụ nữ hạ lưu.

Phóng to
Tầng trệt và tầng 1 của Colosseum
Phóng to
Tầng 2 và tầng cao nhất của Colosseum

...và đã phá hủy nó

Colosseum đã trải qua một số trận động đất và bị hư hại, tuy nhiên không mấy đáng kể. Đừng tưởng rằng sự đổ nát như hiện nay của Colosseum là do thiên tai. Chính con người tạo ra điều này.

Ban đầu mặt ngoài của Colosseum được lát cẩm thạch và con người (mà nhiều nhất là gia đình Barberini) đã lấy đi để xây kiến trúc khác hoặc nung ra tạo đá vôi. Trong thời kỳ Phục Hưng Colosseum đã được sử dụng như một mỏ cung cấp nguyên vật liệu để xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng khác, điển hình là Nhà thờ thánh Peter ở Vatican.

Phóng to
Nếu không bị tàn phá, Colosseum sẽ như thế này

Mãi đến năm 1749, Giáo Hoàng Benedict XIV mới ra lệnh không được dùng Colosseum như một nguồn cung cấp vật liệu xây dựng.

KINH LUÂN (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar