23/01/2025 09:41 GMT+7

Dạy trẻ giữa trùng khơi

Lớp học của thầy Tuấn được ngăn làm hai: một bên cho trẻ lớp 1 học, bên kia cho trẻ mầm non chơi, tập vẽ, tập tô chữ… Trong giờ học, thầy hết chạy bên này lại sang bên kia...

Dạy trẻ giữa trùng khơi - Ảnh 1.

Thầy Cao Văn Truyền hướng dẫn trẻ ở lớp mầm non tại đảo Trường Sa xếp hình trong giờ chơi - Ảnh: VĨNH HÀ

Huyện đảo Trường Sa hiện có bốn trường tiểu học tại các đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Đá Tây A. Mỗi trường chỉ có 1-2 giáo viên tình nguyện ra đảo dạy học nên các lớp học thường ghép nhiều trình độ.

Trường tiểu học tại đảo Trường Sa chỉ có chín học sinh, trong đó có năm trẻ mầm non. Người phụ trách lớp mầm non là thầy giáo Cao Văn Truyền. Trước khi ra đảo, thầy Truyền dạy tiểu học. Trường có một thầy giáo đảm nhiệm dạy tiểu học nên thầy Truyền "gánh" luôn lớp mầm non.

Thầy giáo dạy múa cho trò

Nhận lớp học đặc biệt với ba trẻ 5 tuổi và hai trẻ 3-4 tuổi, thầy Truyền phải học cách múa, hát, tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ mầm non.

Thầy kể trước khi ra đảo thầy cũng dạy học ở vùng núi khó khăn, có khi còn thiếu thốn hơn ở ngoài đảo nhưng có mạng Internet, điều kiện kết nối, chia sẻ, học hỏi ở đồng nghiệp thuận tiện hơn. Còn ở đảo, nhiều tình huống phải tự mình khắc phục, xử lý.

Ngoài việc phải thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT, việc tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi có thể giúp trẻ cởi mở, thích đến lớp và hòa đồng với tập thể hơn.

"Có gọi cho đồng nghiệp ở đất liền thì cũng nghe tả lại, cố hình dung rồi dạy trẻ. Tôi luôn phải hỏi bọn trẻ có múa được thế này, hay nhảy được thế kia hay không. Nếu không được, tôi lại chỉnh cho bớt khó. Khi ngồi dưới xem bọn trẻ biểu diễn tiết mục mà thầy trò đã mất công tập mãi, tôi cũng thấy vui", thầy Truyền nói.

Việc nắm bắt tâm lý và hướng dẫn trẻ những kỹ năng cần thiết cũng là một khó khăn khác. Thầy Truyền cho biết đôi khi phải nhờ chính phụ huynh hướng dẫn, chỉ bảo để biết cách chăm sóc, vừa dạy vừa dỗ trẻ.

"Trước kia tôi được phân công chuyên trách dạy học sinh lớp 4, 5 nên không có nhiều kinh nghiệm quản lý, dạy trẻ lớp 1. Ở đảo, trẻ còn nhỏ hơn. Khi mới đến lớp các em sợ sệt. Nhiều em khóc không dỗ được.

Chưa kể còn rất nhiều tình huống phát sinh do trẻ chưa tự lập trong việc vệ sinh cá nhân. Rồi có lúc trẻ bị té ngã, đau bụng hay nôn ói.... Tôi vừa dạy nhưng cũng vừa phải học cách để chăm sóc, để chơi với trẻ" - thầy Truyền chia sẻ.

Khi được hỏi về một tình huống khó mà thầy phải vượt qua, thầy Truyền nhớ lại: "Khi mới ra nhận lớp tôi quen với việc dạy học sinh lớn nên đã nhận xét một học sinh viết chữ còn xấu. Cháu bé sau đó đã về nói với bố mẹ không muốn đi học. Ở lớp cháu không vui vẻ, hòa đồng. Phải mất cả tháng tôi mới hiểu thay vì chê trẻ, tôi cần thường xuyên khen, nhất là khi trẻ có một chút tiến bộ".

Dạy trẻ giữa trùng khơi - Ảnh 2.

Thầy Ưng Văn Tuấn trong giờ dạy học tại trường tiểu học Đá Tây A - Ảnh: VĨNH HÀ

Ở đảo Đá Tây A cũng có một thầy giáo dạy mầm non. Đó là thầy Ưng Văn Tuấn, đảm nhiệm dạy tám trẻ mầm non và lớp 1; còn một thầy giáo khác dạy 10 trẻ từ lớp 2 đến lớp 5.

Thầy Tuấn thú nhận thời gian đầu cũng không dễ dàng khi vừa dạy trẻ mầm non vừa dạy trẻ lớp 1. Cả hai đối tượng học sinh đều cần kèm cặp với những hoạt động học tập khác hẳn nhau.

Lớp học của thầy Tuấn được ngăn làm hai chỗ. Một chỗ kê bàn ghế cho trẻ lớp 1 và một khu riêng để trẻ mầm non chơi, tập vẽ, tập tô chữ… Trong giờ học thầy phải xoay vòng, vừa dạy lớp 1 vừa tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non. Đôi khi đang dạy bên này lại phải chạy sang bên kia dỗ trẻ.

Muốn đặt chân đến Trường Sa

"Tôi vẫn từng mơ ước đặt chân đến Trường Sa. Nên khi có thông báo đăng ký dạy học ở đảo, tôi nhận luôn. So với ở đất liền, có nhiều thứ không bằng nhưng tôi lại có những trải nghiệm đặc biệt ở nơi này", thầy Truyền chia sẻ về lý do ra đảo dạy học.

Dạy trẻ giữa trùng khơi - Ảnh 3.

Thầy Lê Xuân Hạnh với lớp học chỉ có 4 học sinh ở đảo Trường Sa- Ảnh: VĨNH HÀ

Thầy Lê Xuân Hạnh, giáo viên đảm nhiệm lớp tiểu học ở đảo Trường Sa, kể: "Tôi không còn trẻ nữa, đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe cũng yếu đi rồi. Nhưng tôi vẫn muốn một lần ra đảo. Khi được thông báo đi khám sức khỏe, tôi đã cứ lo không đủ điều kiện về sức khỏe nhưng may là vẫn đạt".

Lớp tiểu học của thầy Hạnh chỉ có bốn học sinh nhưng có tới ba trình độ: lớp 1, lớp 3, lớp 4. Ít học sinh nên thầy cũng thân với trẻ như người trong nhà. Giờ rảnh, thầy đến thăm bọn trẻ ở nhà hoặc bọn trẻ đến trường chơi với thầy.

Khi nói chuyện với Tuổi Trẻ, thầy Hạnh mang cả quyển thơ ra khoe. Thơ thầy viết trong lúc buồn, nhớ gia đình và cả cảm xúc khi chứng kiến sự hy sinh, vất vả của người lính trên đảo hay tình cảm với lũ học trò.

Thầy kể nhiều về cô bé Triệu Vy - một học sinh của mình. Cô bé học khá, tình cảm. Nhiều bài thơ của thầy, Triệu Vy đọc trong các chương trình giao lưu văn nghệ. Còn hơn một năm nữa cô bé mới vào đất liền để học lớp 6 sau khi học hết tiểu học ở đảo nhưng đã viết lưu bút cho thầy. Với người thầy, đó là một niềm hạnh phúc.

Những đứa trẻ ấm áp

Dạy trẻ giữa trùng khơi - Ảnh 3.

Cậu bé Hồng Vũ (áo đỏ) cùng lũ trẻ ở đảo Đá Tây A làm đồ lưu niệm bằng đá san hô và vỏ ốc tặng khách - Ảnh: VĨNH HÀ

Đảo Đá Tây A có 16 hộ dân sinh sống với 21 đứa trẻ, trong đó 18 bé ở độ tuổi mầm non, tiểu học. Khi thấy có khách đến đảo, những đứa trẻ rủ nhau mang quà tặng cho khách, bất kể là người chưa từng trò chuyện với chúng mà chỉ thoáng đi qua ngõ.

Cậu bé Nguyễn Đăng Hồng Vũ sốt sắng mang tặng khách những món quà lưu niệm làm từ đá san hô và vỏ ốc. Mẹ Vũ - chị Đặng Thị Báu - kể lúc rảnh rỗi chị cùng con đi nhặt ốc và hướng dẫn con cách thiết kế, gắn keo đá và ốc.

Vũ làm rất nhiều những món quà lưu niệm này và chỉ mong khi có khách ghé qua thì tặng. Một nhóm trẻ khác thì làm hoa từ đất nặn cũng để tặng cho khách. Bọn trẻ quý người vì không mấy khi có khách ghé qua đảo.

Tri ân thầy cô ở Trường Sa

Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) vừa tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo đang công tác tại huyện đảo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar