01/05/2018 14:09 GMT+7

Dạy tiếng Anh ở làng Kad Sala

THẢO NHƯ
THẢO NHƯ

TTO - Mỗi ngày bước đến lớp, thấy bọn trẻ làng Kad Sala vẫn xuất hiện và luôn miệng "teacher, teacher" là một niềm vui lạ. Bọn trẻ đã không từ bỏ thì tại sao chúng tôi phải nản lòng?

Dạy tiếng Anh ở làng Kad Sala - Ảnh 1.

Trẻ em ở làng Kad Sala học tiếng Anh do các tình nguyện viên quốc tế dạy - Ảnh: THẢO NHƯ

Kitty - cô bé người Thái 7 tuổi trong lớp học Anh văn tình nguyện của tôi - cười tít mắt chạy đến, đưa tay ra và chỉ vào dòng chữ nguệch ngoạc tự vẽ như xăm lên cánh tay mình "Teacher, I love you"...

Kitty là một trong số tám học sinh trong lớp Anh văn của tôi tại ngôi làng thủ công mỹ nghệ Kad Sala, cách trung tâm thành phố Chiang Mai, Thái Lan hơn 20 cây số. Khu vực này không đông người sinh sống, cũng không có nhiều khách du lịch. 

Cảnh quan ở đây khá giống một vùng quê ở Việt Nam với những cánh đồng lúa và con kênh nước chạy dài dọc đường đi. Người dân ở đây sống chủ yếu là nghề thủ công chạm khắc gỗ và các vật dụng bằng gỗ.

“Ai ở đây cũng hiểu việc giỏi ngoại ngữ sẽ làm thay đổi tương lai bọn trẻ cũng như ngôi làng này rất nhiều

Pantila (người phụ trách các hoạt động tại làng Kad Sala)

Một cách tiếp cận thế giới

Kitty cùng các bạn cũng gần bằng tuổi mình như Misa 8 tuổi, Job 10 tuổi cùng em trai Pung Pong 8 tuổi... thường xuyên đến ngôi làng cổ này học Anh văn cùng các anh chị tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là hai ngày cuối tuần.

Một cây bút, một quyển vở viết đầy các môn học, tôi biết các em đều không xuất thân từ các gia đình có điều kiện tốt, nhưng sự kiên trì và chăm chỉ của các em khiến tôi rất nể phục không chỉ tinh thần ham học hỏi từ các em mà còn từ ba mẹ các em.

Hình ảnh một người cha trẻ dắt tay một cô bé chưa đến 3 tuổi đứng đợi ở lớp học vào một sáng chủ nhật khiến tôi khá ấn tượng. Cô bé tên Doobean, còn chưa rành tiếng mẹ đẻ, ngồi với chúng tôi trong lớp học tiếng Anh và chúng tôi phải nhờ ba mẹ chúng giảng giải lại. 

Ngoài Doobean, còn có Bin 4 tuổi và 3 anh chị lớn hơn mình một tuổi. Chúng tôi không thể giao tiếp với các bé, nhưng cha mẹ các em là người kiên nhẫn giảng giải hơn cả khi giáo viên mang một hình ảnh mới hay một từ vựng mới truyền đạt cho các em.

Một người cha khác tầm 40 tuổi luôn ngồi dưới một gốc cây đợi hai con gái hằng ngày khi các em đến lớp. Ông là một trong số ít các phụ huynh có thể giao tiếp tiếng Anh khá tốt. 

Ông chia sẻ với tôi rằng ông thích lớp học này, vì đây là cơ hội hiếm hoi ở đây để tiếp xúc với tiếng Anh mà không phải đến một trung tâm Anh ngữ đắt đỏ nào và vì điều đó nằm ngoài khả năng của gia đình ông. 

Quan trọng hơn, ông muốn các con tiếp xúc những người trẻ như một cách truyền lửa cho các con ông, cũng là cách ông cho con mình giao tiếp với thế giới, như cách ông nói.

"Mình rất thích đến đây học với thầy Collin. Thầy là người vui tính và dạy tụi mình rất nhiều thứ mới về cách phát âm, cách dùng từ. Đặc biệt, thầy Collin là đầu bếp nên cả lớp quyết định sẽ rủ thầy đi chợ vào sáng mai và bắt thầy dạy một món ăn của người Anh cho tụi mình" - một học viên 23 tuổi nói sau khi kết thúc buổi học.

Dạy tiếng Anh ở làng Kad Sala - Ảnh 3.

Các em nhỏ chơi trò chơi học tiếng Anh trong lớp học của tình nguyện viên Kelly đến từ Canada - Ảnh: THẢO NHƯ

Khao khát thay đổi cuộc sống

Giống như tôi, Collin đến từ Ireland và Sean cùng Kelly đến từ Canada. Mỗi người một lĩnh vực, nhưng ở đây họ đều làm việc như những giáo viên tiếng Anh thực thụ.

Sau khi kết thúc mỗi buổi học, chúng tôi - những người tình nguyện dạy tiếng Anh - đều ngồi lại với nhau chia sẻ về khó khăn của mình trong lúc dạy và nói cho nhau nghe nhiều hơn về nội dung cũng như phương pháp nào có thể khắc phục khó khăn. 

Có vẻ trở ngại lớn nhất là chúng tôi luôn không thể giảng giải một cách dễ hiểu vì không biết tiếng Thái để khiến đám trẻ con tập trung, không xao nhãng, ai cũng lo lắng cho buổi học kế tiếp làm sao để tốt hơn.

Pantila, người phụ trách các hoạt động này tại làng, chia sẻ: "Để có một chương trình học đúng chuẩn với rất nhiều tình nguyện viên đến và đi như vậy là điều không thể đòi hỏi. 

Tôi chỉ mong muốn tạo ra được một không gian mở, để các bé ở đây được trau dồi tiếng Anh thay vì chơi game khi rảnh rỗi và đó cũng là ý muốn của nhiều gia đình tại đây. Ai ở đây cũng hiểu việc giỏi ngoại ngữ sẽ làm thay đổi tương lai bọn trẻ cũng như ngôi làng này rất nhiều".

Pantila nói muốn chào đón nhiều bạn từ khắp nơi trên thế giới đến làng giúp các bé phát triển vì hầu hết các bạn trẻ đều rời làng lên thành phố học tập và làm việc, ít ai có hứng thú theo nghề và gìn giữ những nét đẹp truyền thống nơi đây.

Lớp học luôn bắt đầu bằng sự háo hức. Chúng tôi chia sẻ với nhau có khi là điều quen thuộc, có khi là những điều mới mẻ. Bạn sẽ có cơ hội được học tiếng Thái từ đám trẻ và hoàn toàn bất ngờ về khả năng của chúng. Không thiếu những tiếng cười nắc nẻ, những bài hát, tiếng tranh cãi mà chúng tôi chẳng hiểu gì...

Tuy nhiên, mỗi ngày bước đến lớp thấy các em vẫn xuất hiện và luôn miệng "teacher, teacher" là một niềm vui lạ. Bọn trẻ đã không từ bỏ thì tại sao chúng tôi phải nản lòng. Chúng tôi có thể chẳng tâm sự gì được với chúng, nhưng nguồn năng lượng của từng người ở đây khiến tôi tin rằng các em đến học vì một mưu cầu phát triển bản thân.

Có vẻ như sự thay đổi luôn đến từ những điều nhỏ nhoi, nếu chúng ta có mục đích và kiên trì.

Vì sao là Kad Sala?

Là một trong những ngôi làng cổ thuộc thành phố Chiang Mai ở phía bắc Thái Lan, Kad Sala không chỉ được biết đến qua việc cung cấp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ từ những gia đình có truyền thống lâu đời. Đây còn là một không gian hòa nhập kết nối những giá trị xưa cũ mang yếu tố địa phương cùng nhịp thở văn minh của thời đại với rất nhiều hoạt động trao đổi giao lưu văn hóa, các chương trình dã ngoại dành cho thiếu nhi và các trường học.

Vì thế, nơi đây luôn chào đón các bạn tình nguyện từ khắp nơi trên thế giới đến để giúp việc dạy Anh văn cho các trẻ em ở làng. Các tình nguyện viên sẽ được cấp một chỗ để nghỉ ngơi và các bữa ăn hằng ngày, có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn với các hoạt động của người dân địa phương như nấu ăn, thiền định...

TTO - Những người trẻ nói tiếng Anh trên thế giới đang sử dụng một biến thể tiếng Anh mới trên các diễn đàn và mạng xã hội với những nguyên tắc chính tả và ngữ pháp do chính họ thiết lập.

THẢO NHƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar