26/12/2018 16:16 GMT+7

Dạy sao để con không quá coi trọng vật chất?

LÊ THANH HẢI (Theo MarketWatch)
LÊ THANH HẢI (Theo MarketWatch)

TTO - Nhặt vỏ hộp sữa chua về làm 'ống heo' cho con, bà mẹ trẻ dạy con tiết kiệm từ khi cậu bé mới 3 tuổi.

Dạy sao để con không quá coi trọng vật chất? - Ảnh 1.

Ảnh: Pinterest

Khi con trai lên 3, chị Heather Dunn (Oklahoma, Mỹ) bắt đầu dạy con về tài chính, khởi đầu bằng một vỏ hộp sữa chua.

Nhặt cái vỏ hộp trong thùng rác, chị trang trí nó thành một chiếc xe tải xây dựng - món đồ chơi bé yêu thích, và ghi tên Corbin lên đó. 

Mỗi khi giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà như gấp quần áo, bé được "trả công" bằng những đồng xu nhỏ xinh. Cậu sẽ cất giữ xu trong "ống heo" hình xe tải. 

Heather Dunn cho biết gia đình chị có quy tắc: nếu con trai nhìn thấy thứ gì đó tại siêu thị và muốn mua nó, cậu phải mua bằng tiền do mình tự kiếm được và phải có sẵn tiền ngay lúc ấy. Chị luôn tránh mua một cái gì đó cho con trước và để cậu trả lại cho chị sau. "Tôi không thể trở thành thẻ tín dụng của nó", chị nói.

Dunn cũng không cho con trai tiền tiêu vặt. Cậu bé kiếm tiền bằng cách làm những việc vặt lặt và em gái 18 tháng tuổi của cậu, Brooklyn, sau này cũng sẽ thế. "Tôi phải kiếm sống, vậy tại sao chúng lại không chứ? Tôi không muốn dạy chúng rằng chúng chỉ được cho tiền", chị nói với MarketWatch.

Cách dạy con của gia đình Heather Dunn có thể khiến bạn lạ lẫm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cha mẹ nên dạy con sớm về chuyện tiền bạc. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể áp dụng:

Đừng giấu giếm con về tiền bạc 

Ngày nay trẻ em dễ dàng thấy cảnh cha mẹ mình mua đồ tại cửa hàng hoặc trên mạng, nhưng nhiều bậc cha mẹ lại muốn "giấu" con, có người còn cảnh báo rằng trẻ con không được đụng đến tiền. Một số cha mẹ khác lại sợ phải giải thích với con rằng họ không đủ khả năng mua một món nào đó.

Tuy nhiên theo một chuyên gia tại Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), cách hành xử đó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với tiền bạc. 

"Trẻ em được bảo rằng chúng không thể đụng đến cái này, không thể làm cái kia... nhưng chúng lại thấy người lớn làm thế, chúng sẽ càng muốn 'đụng' đến hơn. Với tiền cũng vậy. Thấy người lớn nào cũng đụng đến tiền, trẻ càng có suy nghĩ phải làm bất kỳ điều gì để có nhiều tiền hơn. Điều đó dẫn đến việc chúng trở nên xem trọng vật chất hơn", bà nói.

Không thưởng con bằng tiền, quà

Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng mua đồ chơi mới để thưởng khi con đạt thành tích (được điểm 10 chẳng hạn) và nghĩ là bình thường. Tuy nhiên một nghiên cứu năm 2014 từ Đại học Missouri-Columbia cho thấy điều này có thể có tác động bất lợi trong tương lai.

Theo đó, những đứa trẻ này có thể tin rằng thành công của một người được xác định bởi chất lượng và số lượng vật chất mà người đó sở hữu. Chúng cũng có thể nghĩ rằng bản thân chúng sẽ "có sức thu hút" hơn nếu giành được một số sản phẩm vật chất nào đó.

Dạy con hiểu về tiền

Một nghiên cứu do các tác giả của Đại học Illinois và Đại học Minnesota năm 2014 cho thấy hành vi của trẻ em thay đổi sau khi chúng tiếp xúc với tiền.

Trong nghiên cứu đó, 550 đứa trẻ từ 3-6 tuổi đã trở nên ít giúp ích và ít hào phóng hơn sau khi tiếp xúc với tiền. Tuy nhiên, tiếp xúc với tiền cũng khiến chúng làm việc chăm chỉ hơn. 

Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng người trưởng thành cũng cho thấy hiệu ứng tương tự sau khi chạm vào tiền.

Các nhà nghiên cứu không biết tại sao mọi người phản ứng theo cách này với tiền, nhưng có thể việc chạm, cảm nhận và thậm chí ngửi tiền đã đem đến cho họ cảm giác rằng họ được "phần thưởng".

"Những kết quả trên là một lời nhắc nhở rằng trẻ em hấp thụ 'uy lực' của tiền ngay cả khi chúng không biết đó là gì, do vậy người lớn cần đưa tiền bạc vào danh sách các khái niệm để giúp trẻ hiểu về nó", nhóm nghiên cứu nói.

TTO - Đi dạy kèm thấy nhiều cha mẹ cho con tiền nhưng không quan tâm con xài tiền như thế nào, nhóm bạn trẻ nảy ra ý tưởng dạy học sinh xài tiền.

LÊ THANH HẢI (Theo MarketWatch)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar