07/12/2020 08:03 GMT+7

Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA

T.D.V
T.D.V

Để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, việc kết nối, liên kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu chuõi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa.

Để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, việc kết nối, liên kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu chuõi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước là yêu cầu đặt ra.

Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA - Ảnh 1.

Sáng ngày 4-12, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tổ chức "Hội thảo kết nối doanh nghiệp Dệt may, Da giày năm 2020" với mục đích tăng cường liên kết, kết nối doanh nghiệp.

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Thách thức phát triển nguyên liệu nội địa

Đặc biệt với ngành dệt may, da giày có vai trò quan trọng, sử dụng lao động rất lớn với 4,3 triệu người. Xuất khẩu của ngành chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch quốc gia khi năm 2019 là 62 tỷ USD, tương đương 24% tổng kim ngạch.

Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA - Ảnh 2.

"Không thể phủ nhận ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, quy mô và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Liên kết đầu cuối tỏng chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ. Liên kết đầu – cuối trong chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ" – ông Hoàn nhìn nhận.

Nhìn từ thực tế doanh nghiệp, yêu cầu liên kết, nâng cao năng lực công nghiệp hỗ trợ là cần thiết, song vẫn có nhiều thách thức đặt ra. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10, cho hay mỗi năm May 10 sản xuất 18 triệu áo sơ mi nên cần 30 triệu mét vải sơ mi; 1,5 triệu bộ veston nên cần 5 triệu mét vải. Do đó, việc kết nối để có nguyên phụ liệu của các nhà sản xuất trong, ngoài nước là cần thiết.

"Có thực tế là có những sản phẩm cùng chủng loại nguyên phụ liệu có thể làm ở Việt Nam nhưng giá cao hơn giá Trung Quốc. Tốc độ phát triển mẫu mã và đáp ứng thời gian chúng ta kém hơn họ, nên 60 - 70% chúng tôi nhập khẩu không phải xuất xứ từ Việt Nam thì không thể hưởng lợi được các hiệp định EVFTA, CPTPP, vì yêu cầu từ vải, từ sợi trở đi" – ông Việt nói.

Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty TNHH Dệt Phú Thọ - chuyên sản xuất kéo sợi là một trong những công đoạn đầu tiên của chuỗi cung ứng dệt may. Mặc dù đã có tới 80% xuất khẩu, nhưng ông Hà cho rằng việc thâm nhập thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn. Cũng bởi, khả năng cung ứng của doanh nghiệp sợi Việt Nam rất nhỏ, chỉ khoảng 20% với năng lực cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam là rất kém, khâu cuối cùng hoàn tất là không có. Do đó, những buổi kết nối được Bộ Công Thương tổ chức với sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, bông vải sợi, dệt may, da giày có ý nghĩa thiết thực để thêm các thông tin thị trường.

Tích cực nâng cao liên kết

Ôn Cao Văn Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) cho hay nắm bắt được tầm quan trọng và tính cần thiết của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian qua IDC đã triển khai Chương trình hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất dệt may, da giày thuộc chương trình công nghiệp hỗ trợ năm 2020 với mục tiêu nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất cung ứng trong ngành dệt may, da giày, tổ chức kết nối hiệu quả các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp bên mua trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA - Ảnh 3.

Ông Hoàn cho rằng, việc thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty cung ứng nước, doanh nghiệp đầu chuỗi trong nước và nước ngoài. Đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những giải pháp quan trọng nhất.

Đặc biệt trong năm 2020 chứng kiến những tác động động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự đứt gẫy các chuỗi cung ứng đặt ra yêu cầu tái cấu trúc đối với các tập đoàn đa quốc gia theo hướng tăng tỉ lệ nội địa hóa, phân tán rủi ro. Những thay đổi này đặt ra cơ hội, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tự chủ, năng động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng mới hình thành.

T.D.V

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình

Hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm phát triển thương hiệu, tháng 5-2025 - tại Hội nghị Khách hàng Toàn quốc 2025, Công ty CP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) đã kích hoạt “Kỷ nguyên xanh”.

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar