12/05/2023 12:39 GMT+7

Đẩy mạnh hợp tác ngoại giao khoa học để giảm bớt tranh chấp quốc tế

Đó là một trong những nội dung trong thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành và Liên minh Nghị viện thế giới vừa được ký kết.

Đẩy mạnh hợp tác ngoại giao khoa học để giảm bớt tranh chấp quốc tế - Ảnh 1.

GS Jean Trần Thanh Vân, đồng sáng lập và là giám đốc ICISE và ông Martin Chungong, tổng thư ký IPU - Ảnh: TTXVN

Theo tin từ Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), ngày 11-5, tại Geneva, Thụy Sĩ, giáo sư Jean Trần Thanh Vân đã đại diện ICISE ký kết thỏa thuận hợp tác với Liên minh Nghị viện thế giới (IPU). 

Chương trình nhằm mục tiêu đẩy mạnh hợp tác để thực hiện cam kết chung là xây dựng và phát triển cầu nối giữa chính sách và khoa học.

Theo đó, ICISE và IPU cho biết sẽ thực hiện các dự án hợp tác chung để không chỉ đạt được mục tiêu chiến lược chung của cả hai tổ chức, mà còn góp phần giảm bớt căng thẳng và tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp hòa bình và đối thoại, bằng việc đẩy mạnh các công cụ và cơ chế ngoại giao khoa học nghị viện đa phương thông qua Nhóm Công tác về khoa học và công nghệ của IPU.

Hai tổ chức cũng đặt mục tiêu sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đón đầu, nhằm phát triển các giải pháp toàn cầu và toàn diện cho một tương lai bền vững.

"Với thỏa thuận được ký kết ngày hôm nay, tôi rất hy vọng rằng một số sáng kiến kết hợp thế mạnh của cả hai tổ chức sẽ có thể mở ra sức mạnh hợp tác giữa cộng đồng khoa học và hoạch định chính sách để phụng sự lợi ích công", giáo sư Jean Trần Thanh Vân, đồng sáng lập và là giám đốc ICISE, chia sẻ.

Được biết, dự án hợp tác chung đầu tiên sẽ được khởi động vào tháng 7-2023, khi ICISE đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị viện khoa học vì hòa bình của IPU tại trung tâm ở Quy Nhơn, Việt Nam. 

Các nghị sĩ và chuyên gia quốc tế đến từ nhiều nước sẽ nhóm họp trong 3 ngày để thảo luận về các chủ đề liên quan đến an ninh và mất an ninh nguồn nước, vốn đang là thách thức nổi cộm của thế giới hiện nay.

ICISE đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, được ủy quyền bởi Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam. Đây là điểm đến của các nhà khoa học từ các nước phát triển và đang phát triển trên khắp thế giới, đồng thời phát triển các dự án thúc đẩy văn hóa và giáo dục. 

Mỗi năm, ICISE tổ chức 10-12 hội nghị khoa học quốc tế cấp cao.

Còn IPU là một tổ chức toàn cầu, hiện có thành viên là các nghị viện quốc gia của 179 quốc gia là thành viên của IPU và 14 hội nghị viên là thành viên liên kết.

Hàng trăm giáo sư, tiến sĩ hàng đầu thế giới về Quy Nhơn chia sẻ kiến thức khoa học với giới trẻ

TTO - Ngày 11-7, hàng trăm giáo sư, tiến sĩ khoa học trong và ngoài nước cùng học sinh tiêu biểu 5 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tham dự hội nghị khoa học quốc tế “Điện tử lượng tử tô pô tương tác trực diện” tại Trung tâm ICISE (TP Quy Nhơn).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar