11/01/2018 13:53 GMT+7

Dạy, học tự do như đại học Hàn Quốc

TRẦN THỊ MAI NHÂN (Hàn Quốc)
TRẦN THỊ MAI NHÂN (Hàn Quốc)

TTO - Ở Hàn Quốc, giảng viên được tự chọn giáo trình, bài giảng, tự quyết định về chuyên môn. Còn sinh viên tự do chọn môn học, chọn giảng viên và có quyền hủy môn học.

Dạy, học tự do như đại học Hàn Quốc - Ảnh 1.

Các sinh viên Hàn Quốc điểm danh trên smartphone - Ảnh: M.N.

Việc hủy môn học có thể thực hiện sau khi bắt đầu môn học khoảng một tháng, nếu sinh viên cảm thấy môn đó không phù hợp hoặc mình không theo kịp.

Thi nhẹ nhàng, xếp loại chặt chẽ

Việc tổ chức thi ở các trường ĐH hết sức nhẹ nhàng. Giảng viên ra đề và giám sát sinh viên lớp mình trong ngày thi. Giảng viên không cần điểm danh số thí sinh dự thi, sinh viên cũng không cần phải ký tên vào danh sách thi khi nộp bài. 

Vì thi cuối kỳ là nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, mọi người phải tự giác đi thi. Trường hợp sinh viên vắng thi, nếu có nguyện vọng được thi, các giảng viên phụ trách môn học sẽ tạo điều kiện tối đa để sinh viên được thi bổ sung.

Tuy nhiên, tại các trường ĐH ở Hàn Quốc, tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập của sinh viên rất chặt chẽ. Mỗi học kỳ, sinh viên phải trải qua hai kỳ thi: giữa kỳ (GK) và cuối kỳ (CK). Điểm đánh giá cuối kỳ (ĐGCK) được quy định như sau:

ĐGCK = Chuyên cần (10%) + Bài tập (20%) + GK (30%) + CK (40%)

Dựa trên số điểm đánh giá, sinh viên sẽ được xếp loại học tập rất nghiêm ngặt, vì điều này liên quan đến việc xét cấp học bổng cho học kỳ sau và năm sau. Điểm số tính theo hệ số 100 và sinh viên được xếp loại như sau (xem bảng):

Những sinh viên đạt loại D có thể được thi cải thiện điểm, nhưng kết quả thi cải thiện không vượt quá xếp loại A+ và B+. Cuối học kỳ, sinh viên đăng nhập vào hệ thống website của trường để đánh giá giáo viên. Nhưng những sinh viên chỉ đạt loại C và D sẽ không có quyền đánh giá này.

Điểm đặc biệt là không phải tất cả sinh viên đạt điểm tốt đều đương nhiên được xếp loại A hay A+, mà có sự khống chế tỉ lệ rất chặt chẽ: loại A và A+ chỉ có 30% sinh viên/tổng số sinh viên của lớp. Loại B và B+ chỉ có 65% sinh viên/tổng số sinh viên. 

Còn lại là loại C, D, E, F. Nếu vượt quá tỉ lệ quy định này thì khi nhập điểm vào máy, hệ thống sẽ báo lỗi. Đây là điều gây "đau đầu" cho các giảng viên khi đánh giá, xếp loại sinh viên, nhất là với những lớp có số sinh viên khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao.

Xếp loại

Điểm số

Tỉ lệ

                     A+

                     A

95 - 100

90 - 94

30%

                     B+

                     B

85 - 89

80 - 84

65%

                     C+

                     C

75 - 79

70 - 74

                     D+

                     D

65 - 69

60 - 64

                     E, F

Không đạt

Điểm danh từng tiết và bằng smartphone

Một học kỳ kéo dài 15 tuần, trong học kỳ sẽ có một số ngày nghỉ lễ, đại hội thể dục thể thao, lễ hội sinh viên, hoạt động cho sinh viên năm thứ nhất... vì vậy những ngày nghỉ sẽ được học bù vào tuần thứ 15. Thời gian thi giữa kỳ, cuối kỳ và tổng kết điểm trên Internet đều được ấn định sẵn từ đầu năm học.

Trong đánh giá cuối kỳ, điểm chuyên cần được tính 10% trên tổng số điểm. Nếu sinh viên vắng từ 1/4 thời lượng môn học trở lên sẽ bị điểm F. Do đó, nhà trường yêu cầu các giảng viên điểm danh sinh viên rất chặt chẽ, không phải điểm danh từng buổi học, mà từng tiết học. Buổi học có bao nhiêu tiết, giảng viên phải điểm danh bấy nhiêu lần.

Từ năm 2016, Trường ĐH Chungwoon đã áp dụng điểm danh sinh viên bằng phần mềm tự động: điểm danh trên smartphone. Mỗi giảng viên và sinh viên được cấp một ID và password để truy cập vào website của nhà trường. 

Bước vào lớp, việc đầu tiên là giảng viên đăng nhập vào hệ thống lớp học (e-class system) rồi chọn mã số lớp học. Trên màn hình sẽ hiện ra danh sách sinh viên. Sau khi giảng viên ấn nút điểm danh, một mã số dành riêng cho tiết học đó sẽ xuất hiện, sinh viên đăng nhập vào hệ thống bằng smartphone cá nhân và nhập mã số đó để đánh dấu sự hiện diện của mình. 

Trên bảng điện tử, các thông tin về sĩ số sinh viên của lớp, họ tên sinh viên, mã số sinh viên kèm hình ảnh sinh viên, số sinh viên có mặt (đã điểm danh), số sinh viên vắng mặt... đều hiện ra.

Khi sinh viên điểm danh xong, nơi tên và mã số sinh viên của họ sẽ xuất hiện một con dấu màu đỏ (xác nhận sự hiện diện). Giảng viên sẽ kiểm tra số sinh viên có mặt trong lớp tương ứng với số dấu đỏ đã hiển thị và ấn nút kết thúc điểm danh.

Sinh viên đến trễ có thể yêu cầu giáo sư phụ trách môn học điểm danh lại, tất nhiên trong hệ thống sẽ ghi nhận là đi trễ. Khi điểm danh bằng smartphone, sinh viên không thể nhờ bạn điểm danh thay. Đó cũng là cách buộc sinh viên phải có mặt trên lớp, nếu không muốn bị ảnh hưởng đến kết quả chung.

Cơ sở vật chất trường ĐH hiện đại

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và hiện đại. Đặc biệt, cơ sở vật chất ở các trường ĐH rất tốt. Trong mỗi phòng học đều được trang bị bảng từ và một bục giảng hiện đại, trên đó có lắp đặt hệ thống máy móc phục vụ giảng dạy như: máy vi tính kết nối sẵn với máy chiếu (projector) và mạng Internet, có hệ thống âm thanh (loa, micro) chất lượng tốt...

Ở mỗi khoa, ngoài văn phòng khoa còn có phòng sinh hoạt chuyên môn riêng cho giảng viên, phòng tư liệu, phòng sinh hoạt cho sinh viên theo đặc thù ngành học. Mỗi giảng viên đều được bố trí một phòng làm việc riêng với đầy đủ các trang thiết bị: bàn ghế, máy tính, tủ sách, điện thoại, mạng Internet...

TRẦN THỊ MAI NHÂN (Hàn Quốc)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 từng trường THPT ở TP.HCM

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1 có tỉ lệ chọi cao nhất mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 từng trường THPT ở TP.HCM

Giáo viên nghỉ thai sản bị cắt phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn?

Nhiều nữ giáo viên tại Chư Păh, Gia Lai, phản ánh đột ngột bị cắt chế độ phụ cấp thu hút vùng đặc biệt khó khăn sau khi nghỉ chế độ thai sản.

Giáo viên nghỉ thai sản bị cắt phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn?

Khởi động chương trình 'Khám phá trường học' năm 2025

Chương trình Khám phá trường học 2025 tiếp tục đồng hành với thí sinh và phụ huynh trong hành trình trải nghiệm thực tế nhiều ngôi trường trên cả nước.

Khởi động chương trình 'Khám phá trường học' năm 2025

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 cao nhất TP.HCM

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 năm học 2025-2026 cao nhất TP.HCM.

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 cao nhất TP.HCM

TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập

Trưa 14-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar