20/06/2020 09:14 GMT+7

Dạy gì cho các nhà báo tương lai?

TS PHẠM HẢI CHUNG (Viện Đào tạo báo chí - truyền thông,  ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)
TS PHẠM HẢI CHUNG (Viện Đào tạo báo chí - truyền thông, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)

TTO - Đào tạo báo chí truyền thông đang phải đối mặt với những biến động chưa từng có khi phải giải quyết thách thức kép: kỳ vọng mới của sinh viên về những gì nên và không nên dạy trong nhà trường, cũng như sự kết hợp giữa dạy học thuật và thực tế.

Dạy gì cho các nhà báo tương lai? - Ảnh 1.

Sinh viên Viện Đào tạo báo chí - truyền thông (ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) trong giờ học thực hành môn truyền hình - Ảnh: H.L.

Bởi các trường học đang đào tạo các "nhà báo công dân" thành các "nhà báo chuyên nghiệp".

Đề thi không bao giờ quên

Tôi không bao giờ quên đề thi hết môn của khóa cao học về báo chí quốc tế năm 2007. Người ra đề và cũng là giảng viên môn viết báo - Peter Eng, lúc đó đang làm việc cho Hãng thông tấn AP. Đề thi hết môn khoảng 10 trang, gồm câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple choice) và câu hỏi mở. Thực sự rất khó để vượt qua!

Peter cảnh báo từ đầu môn học rằng môn này cần nhiều nỗ lực. Bài thi về cách viết báo, nhưng chúng tôi phải nhớ rất nhiều nguyên tắc như thế nào là tin tức, cách tư duy về đề tài và nhiều dữ kiện liên quan tới hành xử, thậm chí phải tính tới cả tác động đối với công chúng. Nhiều điều từ đề thi này cứ mãi theo chúng tôi trong công việc giảng dạy, nghiên cứu cũng như các cuộc nói chuyện, diễn thuyết sau này.

Nhiều nhà báo và nhà giáo dục báo chí coi những thập kỷ trước là đỉnh cao của báo chí chuyên nghiệp bởi vì đó là thời đại mà nguồn lực dồi dào hỗ trợ các tổ chức tin tức và các tòa soạn mạnh mẽ. Các nhà báo và tòa soạn gần như độc quyền trong việc cung cấp tin tức hằng ngày.

Khi mà ai cũng có thể tự gọi mình là "nhà báo công dân" hay "tổng biên tập" trang của mình, logo của Facebook hay Google trở nên gần gũi với hơn nửa dân số trên toàn cầu thì nhu cầu đọc tin tức từ các phương tiện truyền thông đại chúng đã giảm nhiệt.

Ông Alan Rusbridger với kinh nghiệm 20 năm làm tổng biên tập của tờ báo uy tín The Guardian gần đây cảnh báo: "Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, chúng ta phải đối mặt với viễn cảnh xã hội sẽ tồn tại như thế nào nếu không có tin tức đáng tin cậy".

Thích ứng với sự thay đổi

Sự quan tâm dư luận và tranh luận đã chuyển sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Các bạn trẻ sinh sau năm 1995, thường được gắn liền với các biệt danh như "Người bản địa kỹ thuật số" (Digital natives), "Nhóm tuổi luôn trực tuyến" (Instantly online age group), "Những đứa trẻ dotcom" (Dotcom children), đã có một thời thơ ấu dài sống trên mạng xã hội và tiếp cận các thiết bị điện tử. 

Việc nắm bắt công nghệ không còn cần nhiều thời gian khi bước chân vào trường đại học như trước đây.

Một giảng viên ở Đại học Boston (Mỹ) nói chuyện với một đồng nghiệp về cách dạy báo chí. Ông nhấn mạnh không phải các công nghệ mới mà là những giá trị truyền thống trong đưa tin mới làm cho một người trở thành một nhà báo giỏi, giúp nâng công việc của họ lên trên mức tầm thường. 

Việc dạy một loạt các kỹ năng sẽ bị lỗi thời trong 5 năm không còn là điều ưu tiên ở các trường báo, mà chính là gây dựng cho họ cách suy nghĩ và tự dạy bản thân trong một thời gian dài.

Hôm nay tài khoản Twitter của ông Donald Trump có gần 75 triệu người theo dõi và New York Times có khoảng 4 triệu người trả tiền để đọc tin tức. Hai thế giới này vẫn đang song hành. 

Điều đó chỉ cho thấy khi nào còn công chúng thì phương tiện đó vẫn luôn tồn tại và nhà báo vẫn luôn có trách nhiệm với nhóm công chúng của mình. Carl Bernstein từng nói: "Báo chí tốt nên thách thức mọi người, không chỉ vô tư giải trí cho họ". Mạng xã hội đang và sẽ làm vế thứ 2 tốt hơn.

Công nghệ có thể cùng lớn lên với chúng ta, nhưng có lẽ tư duy làm báo chuyên nghiệp thì vẫn cần "khởi thủy" từ trường học và được mài giũa ở các cơ quan báo chí. 

Bài thi của tôi 13 năm về trước đều chạm đến đạo đức, trách nhiệm của nhà báo, dù phương tiện hay nền tảng nào; khả năng kiểm chứng thông tin, dù ở thời đại nào; và cả sự nhạy cảm với thông tin, dù ở dòng thời gian lịch sử nào.

Chiếc hộp không còn tồn tại

Giáo dục báo chí chỉ có thể tồn tại và thành công nếu nó trở nên tích cực hơn trong việc tìm kiếm sự thay đổi. Nó phải trở nên sáng tạo hơn nhiều so với trước đây. Đó không phải là vấn đề suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp, bởi vì chiếc hộp không còn tồn tại.

Đào tạo báo chí: Con đường gian truân

Dù đầu vào thường rất cao nhưng với phương pháp đào tạo thiếu thực tiễn hiện nay, sinh viên BC vẫn gặp nhiều khó khăn sau khi tốt nghiệp.

TS PHẠM HẢI CHUNG (Viện Đào tạo báo chí - truyền thông, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar