21/12/2017 11:20 GMT+7

Dạy con 'chơi đẹp'

NGUYỄN VĂN CÔNG (ThS tâm lý)
NGUYỄN VĂN CÔNG (ThS tâm lý)

TTO - Cha mẹ nào cũng muốn con 'chơi đẹp', biết hợp tác với bạn bè. Nhưng phải dạy con thế nào để chúng biết hợp tác?

Dạy con chơi đẹp - Ảnh 1.

Trẻ em ở TP.HCM chơi đùa tại khu vui chơi thiếu nhi - Ảnh: Q.L.

Hợp tác là biết chung sức làm việc, biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động, biết chia sẻ và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cùng với nhóm, với tập thể trong vui chơi, học tập và kể cả lao động. 

Vì thế, được dạy tinh thần hợp tác sẽ giúp trẻ học cách tự tin làm việc với bạn bè, biết chia sẻ cảm thông với nhau và là cở sở vững chắc để trẻ thành công trong quá trình hòa nhập vào cuộc sống.

Hợp tác quan trọng như thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có được kỹ năng này, do đó cha mẹ cần quan tâm và hình thành cho con tính hợp tác. 

Khoảng 3 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu biết cách tương tác giao tiếp xã hội đơn giản, chớm biết theo lần lượt và đối đáp lại với người khác. Đây là cơ sở tâm sinh lý để bước đầu dạy trẻ tinh thần hợp tác.

Hướng dẫn trẻ biết quan tâm đến người khác: Khi trẻ chưa muốn hợp tác hay chia sẻ với bạn bè, cha mẹ hãy nhẹ nhàng dạy trẻ "hãy đặt mình vào vị trí của bạn rồi nói lên cảm nhận của mình". 

Chẳng hạn: "Nếu con có nhiều đồ chơi, nhưng không muốn bạn Hải chơi cùng, bạn ấy sẽ rất buồn và bỏ đi, đó là điều con không muốn chút nào phải không?". 

Đặt vào vị trí của bạn, thấu hiểu những suy nghĩ và mong muốn của bạn là cách giúp trẻ thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử, biết quan tâm và tìm hiểu xem bạn bè cảm thấy thế nào khi không được hợp tác. 

Từ đó, trẻ sẽ biết lựa chọn cách xử lý phù hợp để xây dựng các mối quan hệ cho bản thân.

Nói với trẻ mong muốn của mình về tinh thần hợp tác: Nói rõ với con rằng cha mẹ rất mong con biết chơi theo lượt và hợp tác với bạn bè. 

"Con biết rồi đó, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì trò chơi càng thêm vui, mẹ muốn con biết quan tâm đến bạn bè". Những câu nói chân thành như thế sẽ nuôi dưỡng tinh thần hợp tác ở trẻ.

Nhấn mạnh giá trị của việc hợp tác: Hãy giải thích cho trẻ biết rằng nếu biết hợp tác, bé sẽ tạo ấn tượng sâu sắc với bạn bè: "Con có biết vì sao bạn Hải thích đến nhà mình không? Vì con đã biết chia sẻ, hợp tác với bạn trong khi chơi". 

Hiểu điều này, trẻ sẽ luôn thể hiện thái độ thân thiện, hợp tác để làm hài lòng các bạn mình. 

Bạn cũng phân tích cho trẻ nghe nếu chỉ có 1 mình, trẻ sẽ làm việc/học tập không hiệu quả bằng, còn nếu chơi một mình thì rõ ràng quá chán. Quan trọng hơn là không ai yêu quý một người mà chẳng biết hợp tác, chia sẻ với ai. 

Thông thường trẻ rất sợ bị bạn bè xa lánh, tẩy chay, vì thế sẽ cố gắng học cách hợp tác.

Động viên kịp thời những nỗ lực hợp tác của trẻ: "Con chia sẻ đồ chơi với bạn Hòa và bạn Như, các bạn ấy rất vui. Con thật tốt bụng!" hoặc "Cảm ơn con đã cùng học tiếng Anh với em Bo, mất thời gian của con nhưng em rất thích, con đã làm được một việc rất tốt!"...

Đồng thời khuyến khích trẻ kể lại những việc trẻ đã hợp tác, chia sẻ những việc tốt của các trẻ. Điều này sẽ làm gia tăng tinh thần muốn hợp tác và giảm đi sự hiếu thắng, ích kỷ của chúng.

Dạy trẻ bằng gương sáng của cha mẹ: Hãy để cho trẻ thấy thường xuyên cách bạn hợp tác, chia sẻ, chờ đến lượt để chúng bắt chước. Bạn cũng có thể cùng ăn món trẻ thích, cho trẻ được khoác chiếc áo của mình mà trẻ mong ước sau này lớn sẽ có một cái như thế…

Hướng dẫn trẻ cách hợp tác: Thay vì bảo con hợp tác là thế này, thế kia, cha mẹ hãy chỉ cho trẻ cách chơi theo lượt, chẳng hạn cùng chơi với con trò tung bóng, lượt của con xong là đến lượt mẹ, cứ thế vừa chơi vừa nhắc nhở. 

Khi con bạn lớn hơn, trong mỗi tình huống cụ thể, hãy dạy trẻ những kỹ năng cơ bản để thiết lập quan hệ tình bạn, theo phiên lượt, quyết định ai làm trước và cùng hợp tác. 

Một cách giúp trẻ hiểu giá trị của hợp tác là tìm các cơ hội để phân công luân phiên các nhiệm vụ trong gia đình và các quyền đặc biệt khác nhau để mỗi người đều góp phần vào, kể cả phân công luân phiên các việc vặt trong nhà. 

Nếu có các cuộc họp mặt gia đình, để phát huy tinh thần hợp tác, hãy nghĩ đến việc phân công luân phiên như người chủ trì, người đưa ra ý kiến, thư ký… Trẻ sẽ thấy được trách nhiệm của mình khi hợp tác để công việc đạt được kết quả tốt nhất.

NGUYỄN VĂN CÔNG (ThS tâm lý)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar