17/06/2023 09:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đầu tư 'khủng' cho thanh toán không tiền mặt

Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư 'khủng' vào chuyển đổi số mô hình hoạt động của mình, qua đó tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

Đầu tư khủng cho thanh toán không tiền mặt - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi để thu hút khách hàng mua sắm không tiền mặt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Trường Sơn, phó tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho biết hầu hết các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đều đã có mặt tại hệ thống bán lẻ này. 

"Với Saigon Co.op, thanh toán không tiền mặt là phương thức để tăng vị thế cạnh tranh. Song, việc đầu tư các nguồn lực, áp dụng giải pháp mới đòi hỏi nguồn ngân sách rất lớn. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu một số phương thức thanh toán mới, nếu có sự hỗ trợ của chính quyền thì doanh nghiệp mạnh dạn đẩy mạnh hơn", ông Sơn nói.

Còn đối với Techcombank, Phó tổng giám đốc Phạm Quang Thắng cho biết từ hơn 10 năm trước Techcombank đã chủ động thu thập, phân tích dữ liệu và phân tích hành vi của khách hàng, qua đó đã đánh giá được nhu cầu tài chính của khách hàng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. 

Trong chiến lược 2021 - 2025, Techcombank sẽ tiếp tục chuyển đổi số, cải tiến quy trình dịch vụ để mang đến hành trình trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết sở đã có nhiều giải pháp để khuyến khích các tiểu thương bằng chuyển đổi hệ thống thanh toán, xây dựng hệ thống thanh toán. 

Nhờ các tiện ích trong thanh toán mà hiện nay tại các chợ, việc thanh toán không dùng tiền mặt khá phổ biến. Người bán và mua đều thấy thuận lợi hơn khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Ở góc độ bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức - tổng giám đốc Saigon Co.op, chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam - cho biết hiện nay tốc độ chuyển đổi của thanh toán không tiền mặt đang diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn chưa thể theo kịp với tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ. 

61% tỉ lệ người tiêu dùng Việt đã từng mua hàng qua livestream (cao nhất Đông Nam Á), 100% người mua hàng qua kênh này thanh toán không tiền mặt. Những con số này là dấu hiệu cho thấy sự thích ứng của người Việt đối với hình thức thanh toán mới, sẵn sàng chấp nhận một xã hội không dùng tiền mặt.

"Vấn đề hiện nay của Việt Nam là cần cải thiện cơ sở hạ tầng, đồng bộ các hệ thống thanh toán, quy định của pháp luật cũng phải nghiêm khắc hơn. Phần lớn người dân nông thôn vẫn có thói quen dùng tiền mặt do ngại tiếp xúc công nghệ, sợ rủi ro. Vì vậy, cần có những tác động mang tính chất chiều sâu hơn", ông Nguyễn Anh Đức đề xuất.

Công nhân, khách Hà Nội, Bình Định... đến mở thẻ, 'quét' thanh toán không tiền mặt

Không chỉ người trẻ, người dân tại TP.HCM, nhiều người lớn tuổi, công nhân và du khách từ Hà Nội, Bình Định... cũng đến mở thẻ, trải nghiệm các dịch vụ thanh toán không tiền mặt và nhận quà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh-Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh-Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Thị trường nhà đất Mỹ đối mặt 'một năm mất mát' do thuế quan

Trong bối cảnh thuế quan của ông Trump có nguy cơ làm bùng phát lạm phát và đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái, thị trường nhà đất vẫn ở trong tình trạng bấp bênh.

Thị trường nhà đất Mỹ đối mặt 'một năm mất mát' do thuế quan

Tỉnh ủy Bình Thuận họp, cho ý kiến về dự án khu công nghệ cao và đường kết nối cao tốc

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa họp cho ý kiến về vị trí đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, dự án tuyến đường kết nối TP Phan Thiết với ga đường sắt tốc độ cao và nút giao liên thông cao tốc Bắc - Nam.

Tỉnh ủy Bình Thuận họp, cho ý kiến về dự án khu công nghệ cao và đường kết nối cao tốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar