20/04/2014 10:12 GMT+7

Đầu tư 50.000 tỉ đồng để có thêm 9 triệu hộ có điện

C.V.KÌNH
C.V.KÌNH

TTO - Trong 15 năm điện khí hóa nông thôn, đến nay đã có thêm 9 triệu hộ nông dân được sử dụng điện (nâng tỉ lệ 62,5% hộ nông thôn có lưới điện năm 1987 lên 97,6%).

Phóng to
Điện lực Kiên Giang đang lắp đặt điện kế để cấp điện cho người dân đảo Phú Quốc - Ảnh: C.V.K.

Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vừa có báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thực hiện điện khí hóa nông thôn VN, chuẩn bị nội dung báo cáo tại “Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm điện khí hóa nông thôn và vận động ODA cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Điện khí hóa nông thôn” sắp được tổ chức.

Theo đó, trong 15 năm qua (từ 1998-2013), EVN đã đầu tư khoảng 50.000 tỉ đồng trên địa bàn 62 tỉnh/thành phố (trừ TP.HCM). Trong đó, riêng vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế là hơn 2,5 tỉ USD.

Kết quả: nếu năm 1998 có 7,111/11,384 triệu hộ nông thôn có điện lưới (đạt tỉ lệ 62,5%) thì đến cuối năm 2013 có 16,225/16,620 triệu hộ nông thôn đã được dùng điện lưới (đạt tỉ lệ 97,62%). Như vậy trong 15 năm, VN đã tăng thêm 2.329 xã có điện lưới và tăng thêm hơn 9 triệu hộ dân có điện.

EVN nêu trong giai đoạn 1996-2005 dù phải đầu tư các nguồn và lưới điện để phục vụ nhu cầu tăng nhu cầu dùng điện bình quân hằng năm trên 18%, nhưng mỗi năm EVN vẫn phải dành khoảng 400 tỉ đồng để đầu tư đưa điện đến trung tâm huyện, xã chưa có điện.

Về những dự án này, EVN khẳng định dù tạo tiền đề phát triển kinh tế và góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhưng về lĩnh vực tài chính của EVN thì… không có khả năng hoàn vốn.

Lý do, các công trình đưa điện về nông thôn đòi hỏi chi phí đầu tư lớn trong khi mức sử dụng điện lại không tương xứng và doanh thu tiền điện không đủ trang trải chi phí quản lý và khấu hao tài sản.

Giai đoạn 2005-2013, EVN nêu ngoài việc cấp điện cho các xã, thôn bản, hộ dân chưa có điện trên đất liền, EVN đã đưa điện lưới quốc gia ra hàng loạt huyện đảo tiền tiêu bằng cáp ngầm. Mỗi dự án này đều trị giá cả ngàn tỉ đồng như: dự án “đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô” có tổng vốn đầu tư gần 1.106 tỉ đồng; cấp điện cho huyện đảo Phú Quốc có tổng vốn đầu tư gần 2.336 tỉ đồng…

EVN cũng tiết lộ đang thực hiện dự án cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm với tổng mức đầu tư là 652 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách cấp 85% và vốn của EVN là 15%).

Đảo Lý Sơn sắp tới sẽ có lưới điện từ đất liền ra, đồng bộ với hệ thống lưới điện trên đảo đang được thi công. EVN khẳng định việc đầu tư này sẽ được thực hiện trong năm 2013-2014.

Về định hướng nhu cầu cấp điện nông thôn đến năm 2020, EVN cho biết sẽ huy động mọi nguồn lực xã hội như vốn trung ương, địa phương, tìm kiếm các nguồn vốn ODA mới để tiếp tục điện khí hóa.

Tuy nhiên, để người dân các vùng sâu, vùng xa có điện, EVN kiến nghị các địa phương cần chịu trách nhiệm về chi phí và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất cho công trình đầu tư lưới điện.

Ngoài ra, Bộ Công thương cần có một cơ quan điều phối chỉ đạo có đủ năng lực trình độ điều hành, làm việc với các bộ ngành liên quan và các nhà tài trợ để tìm kiếm nguồn vốn, cũng như xây dựng hành lang quy định chung cho toàn bộ chương trình điện khí hóa nông thôn...

C.V.KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Một sàn điện tử soán ngôi của hãng xe công nghệ trong 'lãnh địa' giao đồ ăn

Đông đảo người dùng đều biết đến sự phổ biến của Grab khi đặt, giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, nhưng vị trí dẫn đầu lại đang thuộc về một sàn thương mại điện tử.

Một sàn điện tử soán ngôi của hãng xe công nghệ trong 'lãnh địa' giao đồ ăn

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar