25/12/2014 11:30 GMT+7

​Đau nơi này, bệnh nơi khác

BS TĂNG HÀ NAM ANH
BS TĂNG HÀ NAM ANH

TT - Khi bác sĩ khám thấy mạch chân bình thường, vài bệnh nhân có dấu hiệu giãn tĩnh mạch nhưng thực tế kiểu đau này lại có nguyên nhân từ ống sống thắt lưng.

Hình MRI hẹp ống sống thắt lưng - Ảnh: N.A.

“Bác sĩ ơi, khi tôi đi bộ tập thể dục buổi sáng thấy đau buốt vùng bắp chân làm tôi phải ngồi xuống nghỉ. Khi ngồi xuống nghỉ là đỡ ngay nhưng đứng dậy đi thì cơn đau tiếp tục. Tôi nghe nói hút thuốc lá bị viêm tắc động mạch nên đi siêu âm động mạch nhưng bác sĩ nói bình thường. Như vậy vì sao tôi đau?”.

Đây là một trong số những bệnh nhân nam điển hình mà chúng tôi từng khám. Các bệnh nhân nữ trung niên khác hay than phiền tình trạng đau vùng bắp chân hay đau vùng chân khi đi, ngồi nghỉ thì bớt nhưng khi đi lại thì đau.

Khi bác sĩ khám thấy mạch chân bình thường, vài bệnh nhân có dấu hiệu giãn tĩnh mạch nhưng thực tế kiểu đau này lại có nguyên nhân xa hơn từ ống sống thắt lưng.

Hẹp ống sống thắt lưng là bệnh gì?

Cột sống chúng ta gồm nhiều đốt sống tạo thành và được ràng giữ với nhau bằng các dây chằng, khớp. Các đốt sống này tạo thành một ống mà bên trong có chứa tủy sống và các rễ thần kinh.

Vì lý do nào đó, do bẩm sinh hay mắc phải, các thành phần của cột sống lấn vào ống sống gây ra hẹp ống sống mà thường nhất là ở thắt lưng. Đây được gọi là hẹp ống sống.

Triệu chứng lâm sàng của hẹp ống sống là gì?

Bệnh nhân bị hẹp ống sống thường than phiền tình trạng đau vùng bắp chân, vùng chân. Đau kiểu buốt, đau khi đi một đoạn đường, đoạn đường này dài hay ngắn sẽ tùy thuộc mức độ hẹp của ống sống.

Khi bệnh nhân ngồi nghỉ hay gập vùng thắt lưng sẽ cảm thấy bớt đau ngay, nhưng khi đi thì cơn đau xuất hiện trở lại và đoạn đường đi ngày càng ngắn lại. Bệnh nhân có thể than phiền đau cả chân, mỏi chân khi đứng, khi đi, khi nằm ngửa.

Thông thường bệnh nhân bị hẹp ống sống khi đi thường cong người về phía trước, gập gối lại, tạo nên dáng đi khòm khòm để làm giảm đau. Khi bệnh nhân đi thẳng người, triệu chứng đau sẽ rõ hơn.

Bệnh nhân còn than phiền đau, châm chích, tê các vùng thần kinh bị tổn thương. Nặng hơn, bệnh nhân sẽ yếu chân và đôi khi cảm giác không điều khiển được chân. Co thắt cơ, đau lưng, cơn đau lan tới vùng bả vai là các triệu chứng khác mà bệnh nhân có thể cảm thấy.

Có cần làm thêm xét nghiệm gì không?

X-quang và đặc biệt là cộng hưởng từ (MRI) giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng hẹp ống sống. Điện cơ cũng rất hữu ích để xác định chính xác nguyên nhân chèn ép từ đâu, có thêm tình trạng chèn ép ở các vùng ngoại biên như vùng gối hay không.

Làm sao để điều trị hẹp ống sống?

Hẹp ống sống cần phải được điều trị bằng nhiều phương pháp kết hợp như: chườm nóng, matxa kết hợp với thuốc kháng viêm giảm đau không steroide, giãn cơ là cách điều trị bắt đầu. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi bệnh nhân không bớt đau với điều trị nội khoa.

BS TĂNG HÀ NAM ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar