03/09/2015 10:55 GMT+7

Đau nhói hình cậu bé di cư 3 tuổi chết thảm ở bờ biển

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TTO - 12 người nhập cư chết đuối và dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có hình ảnh một bé trai khoảng 3 tuổi nằm úp mặt xuống đất khiến nhiều người ám ảnh.

Bé trai được cho là người Syria bị chết đuối trên đường tị nạn đến châu Âu - Ảnh: AP

CNN cho hay hình ảnh đã lan truyền mạnh mẽ trên trang mạng xã hội Twitter vào ngày 2-9 vừa qua.

Theo chính quyền tỉnh Mugla ở Thổ Nhĩ Kỳ, bé trai xấu số là Aylan Kurdi, một trong số 17 người tị nạn từ Syria tìm cách đến đảo Kos ở Hi Lạp bằng thuyền.

Trên thuyền lúc đó còn có anh trai 5 tuổi của Aylan, hai anh em Ahmet-Hadi (11 tuổi và Hayder, 9 tuổi) cũng thiệt mạng trong vụ đắm thuyền.

Chỉ trong vòng bảy tháng đầu năm nay, có đến 2.600 người chết khi băng qua Địa Trung Hải để đến châu Âu, biến khu vực này trở thành điểm chuyển tiếp chết chóc nhất trên thế giới.

Theo Tổ chức Quốc tế về di cư, con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Khi được tìm thấy, không ai trong số các nạn nhân này mặc áo cứu hộ.

Mẹ của bé Aylan, cô Zeynep, cùng con gái 7 tuổi Rowad may mắn sống sót, hiện được điều trị tại một bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ gần đó.

Cơ quan chức năng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đội cứu hộ nước này vẫn chưa tìm thấy hai người đàn ông và một em bé bị mất tích sau khi tai nạn xảy ra.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các nạn nhân này sống tại thị trấn Kobane phía bắc Syria, nơi đang diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa lực lượng quốc gia Hồi giáo tự xưng (IS) và người Kurd.

Khi hình ảnh về bé trai được đăng tải trên Twitter với hastag #KıyıyaVuranİnsanlık (nghĩa là “lòng nhân đạo bị trôi dạt” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), nhiều người bày tỏ hi vọng đây sẽ là bước ngoặt trong cuộc tranh luận làm thế nào để xử lý vấn nạn nhập cư ở châu Âu.

Nadim Houry, phó giám đốc Tổ chức Human Rights Watch ở Trung Đông và Bắc Phi, cho biết bức ảnh này thật sự là một “nỗi ám ảnh”, là “bản cáo trạng lớn nhất về một thất bại của tập thể”.

Mẹ và chị gái của bé Aylan được điều trị tại bệnh viên - Ảnh: AP

Châu Âu rung chuyển

Hành lý của 12 người tị nạn trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm qua - Ảnh: AP

Cách đó không xa, hàng trăm người di cư đang đổ đến sân ga nối Paris với London gần cảng Calais của Pháp với mong muốn bước lên chuyến tàu đi đến “thiên đường”.

Tại sân ga Budapest, tình hình càng trở nên tồi tệ khi đám đông người tị nạn trở nên giận dữ vì đây là đêm thứ hai cảnh sát không cho họ lên tàu. Nhiều người kêu gào rằng họ có vé đi đến Đức và các quốc gia châu Âu khác.

Trước tình thế hỗn loạn, hàng trăm cảnh sát tại đây buộc phải sử dụng hơi cay để đưa những người đang tập trung tại nhà ga Keleti ra khỏi khu vực này.

Trong bối cảnh làn sóng người di cư vẫn không ngừng gia tăng, Chính phủ Iceland kêu gọi các nước châu Âu giàu có cùng gánh vác trách nhiệm giải cứu những người tị nạn đang gặp khó khăn. Trong khi đó Đức và Pháp kêu gọi phân bố đều người di cư khắp EU.

Trong nỗ lực giảm tải sức ép người di cư đối với châu Âu, theo đề nghị của EU, Romania sẽ tiếp nhận 1.700 người nhập cư đầu tiên trong tháng 11-2015.

Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Europa FM, cố vấn chính sách châu Âu Leonard Orban cho biết hơn 1.700 người tị nạn đến từ Hi Lạp và Ý sẽ được tiếp nhận vào sáu trung tâm ở Romania và được cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết để sinh sống.

Cộng đồng mạng kêu gọi tiếp nhận 5.000 người nhập cư

Một group trên Facebook mang tên “Syria đang kêu gọi” đã được những người Iceland lập ra để kêu gọi chính phủ nước họ tiếp nhận 5.000 người nhập cư.

Nhóm này cho biết nhiều thành viên của họ sẵn sàng mở cửa đón chào những người nhập cư đến ở, những người khác sẽ quyên góp tiền, quần áo, vật dụng gia đình cùng những vật dụng thiết.

Nhóm cho biết họ sẽ trình bày ý tưởng của mình lên Bộ trưởng Phúc lợi xã hội của Iceland nhằm sớm xúc tiến thực hiện kế hoạch trên. 

HẢI YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar