Đấu giá mỏ cát
UBND tỉnh Tiền Giang vừa chấp thuận cho mỏ Hòa Hưng - 5, mỏ Vàm Cái Thia và mỏ Hòa Khánh - 1 được tiếp tục khai thác cát để cung cấp cho dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Sau vụ doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát 370 tỉ đồng, chính quyền thị xã Điện Bàn, Quảng Nam vừa có quyết định hủy kết quả phiên đấu giá này.

Liên quan đến vụ doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát 370 tỉ đồng ở Điện Bàn (Quảng Nam), dù mức giá trúng bị đặt nhiều câu hỏi nhưng không ít ý kiến cũng băn khoăn về khoảng cách quá lớn giữa giá trúng thầu với giá khởi điểm.

Một mỏ cát tại Quảng Nam khởi điểm chỉ 341 triệu đồng nhưng qua 50 vòng đấu giá, một doanh nghiệp đã chốt 17,3 tỉ đồng, cao hơn 50 lần giá gốc. Dù cao doanh nghiệp vẫn không bỏ cọc.

Mỏ cát ĐB2B tại thôn Kỳ Bì, xã Điện Thọ (Điện Bàn, Quảng Nam) bỗng gây xôn xao bởi câu chuyện được chốt 370 tỉ đồng trong cuộc đấu giá suốt 20 tiếng.

Ông Tống Văn Nga thốt lên như vậy khi nói về việc đấu giá cát xuyên đêm tại Quảng Nam với giá trúng mỗi khối cát lên đến 2,3 triệu đồng.

Trưa 19-10, ông Trần Úc - chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) - cho biết phiên đấu giá mỏ cát tại xã Điện Thọ đã kết thúc với kết quả 370 tỉ đồng quyền khai thác mỏ thuộc về một doanh nghiệp ở Đà Nẵng. Hồ sơ đang được các đơn vị hoàn tất.

Ba mỏ cát được tổ chức đấu giá xuyên đêm và sau đó chốt với giá gần 1.700 tỉ đồng, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng "chưa có gì bất thường".

Ba mỏ cát ở Hà Nội được trả 1.689,085 tỉ đồng tại phiên đấu giá do Sở Tài nguyên và Môi trường TP tổ chức, cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Điều đáng nói, phiên đấu giá trên được kéo dài từ 9h sáng 5-11 tới 6h sáng 6-11.
