14/12/2015 07:50 GMT+7

​Đâu chỉ tháo dỡ “biệt phủ” là xong

Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

TT - Khi việc tháo dỡ hoàn tất, câu chuyện với chủ nhân biệt phủ sẽ khép lại nhưng với dư luận, vấn đề của biệt phủ còn đó nếu chưa xử lý những người có trách nhiệm đã để biệt phủ mọc lên trái phép.

Thợ lành nghề và công nhân tháo dỡ cổng vào ngôi biệt phủ trên núi Hải Vân - Ảnh: V.Hùng

Chủ biệt phủ xây trái phép trong khu rừng đặc dụng ở Đà Nẵng đã cho công trình. 

Việc xây dựng nhà trái phép đã xảy ra ở nước ta từ nhiều năm nay, không chỉ ở nông thôn mà ở những thành phố lớn, kể cả ở thủ đô.

Trước hết, do nhu cầu nhà ở quá lớn của rất nhiều người dân trong khi pháp luật không theo kịp, quy hoạch quá chậm, thủ tục hành chính rườm rà.

Thay vì buộc đập bỏ, Chính phủ đã từng có chủ trương tháo gỡ cho người dân, như quy định nếu khu vực đó hợp với quy hoạch thì có thể chỉ “phạt và cho tồn tại”. Quy định này là giải pháp tình thế, chỉ áp dụng cho một thời điểm nhất định.

Tuy nhiên, giải pháp này cũng vấp phải phản ứng của người dân, bởi hai hệ lụy.

Hệ lụy thứ nhất: tạo ra sự bất công với những người chấp hành đúng pháp luật, và khi pháp luật không công bằng thì người ta không tôn trọng, không tin tưởng pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Hệ lụy thứ hai: nó khuyến khích những người vi phạm tiếp tục vi phạm và lôi kéo những người chưa vi phạm tham gia phạm pháp, vì hi vọng vẫn có thể được “phạt và cho tồn tại”.

Qua các báo cáo của Chính phủ và thực tiễn đời sống, tình hình phạm pháp đang “báo động đỏ”. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là do pháp luật không được thực thi đầy đủ và nghiêm minh.

Ở các nước phát triển, người dân sợ nhất là vi phạm pháp luật, vì sẽ bị phát hiện rất nhanh, xử lý rất nghiêm và hậu quả rất khắc nghiệt.

Pháp luật bị lờn thuốc còn có nguyên nhân là áp dụng và xử lý không công bằng.

Khi nghe những cao ốc, những khu phố, những biệt thự xây dựng trái phép chỉ bị phát hiện sau vài tháng, thậm chí sau vài năm, khi “chuyện đã rồi”, nhiều người dân đã chua chát nhận xét: cả khi họ sửa nhà hợp pháp, chỉ cần đổ mấy bao cát, mấy xe gạch, chưa đầy một giờ sau là đã có các nhân viên “công lực” đến hỏi giấy tờ rồi.

Tình trạng pháp luật không nghiêm, không công bằng làm cho pháp luật không còn hiệu lực. Trong khi pháp luật có hai đặc tính cực kỳ quan trọng, mà nếu thiếu thì nó không còn là pháp luật.

Đặc tính thứ nhất: “vi phạm thì phải trả giá, gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Đặc tính thứ hai: “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Hai đặc tính này tạo ra giá trị cao nhất của pháp luật, cũng là giá trị cao nhất của xã hội văn minh, đó là công lý. Công lý đòi hỏi kẻ vi phạm phải bị trừng trị hoặc phải bồi thường thỏa đáng.

Nhưng phải sòng phẳng, đó là những công chức đã không kiên quyết thực thi luật pháp, vì thiếu trách nhiệm hay vì lý do nào khác, đã vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo pháp luật.

Bởi vì trong nhà nước pháp quyền, chỉ có một công lý chung cho mọi người, không phân biệt dân hay “quan”.

Đơn vị, cá nhân nào không làm tròn trách nhiệm, để biệt phủ mọc lên trái phép phải được xử lý nghiêm. Có như thế pháp luật mới công bằng, công lý mới được thực thi.

Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar