15/03/2025 19:28 GMT+7

Đâu chỉ bà bán bún, vì sao nhiều hộ kinh doanh lớn cũng ngại lên doanh nghiệp?

Thúc đẩy hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, cần nhiều giải pháp mang tính "dọn chỗ trước" để họ tự nguyện chuyển lên hơn là ép buộc họ phải khoác một tấm áo không phù hợp.

Đâu chỉ bà bán bún, vì sao nhiều hộ kinh doanh lớn cũng ngại lên doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Dù chiếm số lượng lớn nhưng khu vực hộ kinh doanh cá thể vẫn được coi là khu vực phi chính thức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Kế hoạch cơ cấu nền kinh tế đặt mục tiêu phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, nhưng đến thời điểm này hầu hết chuyên gia đều nói "khó khả thi".

Số liệu từ Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024, cả nước có 921.372 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 2,8% so với năm 2022. Tuy nhiên sang 2024, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như quy mô vốn đều có xu hướng giảm.

Để tăng số lượng doanh nghiệp, nâng cấp mô hình kinh doanh cá thể lên chuyên nghiệp hơn là một giải pháp, nhưng lại không đơn giản.

Dữ liệu: Sách trắng doanh nghiệp

Hộ kinh doanh né, số lượng doanh nghiệp khó tăng

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Duy Bình - chuyên gia kinh tế, giám đốc Economica Việt Nam - cho biết có nhiều lý do khiến hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp.

Vấn đề lớn nhất theo quan điểm của ông Bình, đó là các quy định và khái niệm lạc hậu về loại hình doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp. Loại hình này ngày một kém hấp dẫn và không được coi là một sự lựa chọn phù hợp, chi phí thấp cho cá nhân khi khởi sự kinh doanh.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong giai đoạn 2011 - 2021, có tới 940.000 hộ kinh doanh đi vào hoạt động. Trái ngược với con số tăng ấn tượng này, chỉ có 43.800 doanh nghiệp tư nhân được đăng ký hoạt động, bằng 4,6% khi so với số hộ kinh doanh được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn này.

Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, việc tách bạch các quy định về pháp nhân kinh doanh và cá nhân kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng đã được nhiều quốc gia áp dụng, đặc biệt là các quốc gia thuộc OECD hoặc các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và tại ASEAN.

Ông Bình cùng nhiều chuyên gia đồng tình, các quy định Luật Doanh nghiệp cũng như trong nhiều văn bản pháp luật khác hiện nay khiến chi phí tuân thủ cho hình thức cá nhân kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp tư nhân trở nên "quá sức chịu đựng" với họ. Từ đó cản trở họ đăng ký và chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân.

"Các chi phí này đến từ các quy định hiện hành đối với đăng ký kinh doanh, các yêu cầu về trụ sở, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, thuế, lao động, BHXH", ông Lê Duy Bình chỉ ra.

Một chuyên gia từng công tác tại Viện CIEM (nay là Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược) cho biết nhiều hộ kinh doanh là "bà bán bún, ông bán phở"… Dù có thương hiệu, lượng khách hàng đông, quản lý nhiều nhân sự, nhưng không có nhu cầu nâng cấp lên doanh nghiệp vì ngại thủ tục, tốn kém chi phí.

Nhiều hộ kinh doanh nói họ chỉ đóng thuế khoán vài triệu đồng/tháng, không lo bị thanh tra, kiểm tra nhiều như doanh nghiệp.  

Vị chuyên gia cho rằng làm kinh doanh không ai muốn mình bé, "to" lên sẽ tăng uy tín, nhiều cơ hội hơn, nhưng họ sợ những ràng buộc về "rừng" thủ tục không phân biệt lớn - nhỏ. Ngoài ra theo vị này, có nhiều hộ kinh doanh doanh thu lớn, việc đóng thuế khoán khiến họ "dễ thở" hơn quyết toán thuế theo hình thức doanh nghiệp.

Giải pháp là gì?

Ông Lê Duy Bình cho biết Luật Doanh nghiệp hiện hành đã quy định về doanh nghiệp tư nhân, bản chất là doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ.

Song vị chuyên gia nói kịch bản tối ưu nên là sửa đổi luật bằng cách đổi mới các quy định liên quan đến doanh nghiệp tư nhân nhằm tạo hành lang pháp lý ngay trong luật này dành cho doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ. Các quy định còn lại dành cho những loại hình pháp nhân kinh doanh khác như công ty TNHH, công ty cổ phần.

Theo đó, mô hình doanh nghiệp cá thể hay một chủ sẽ có chi phí vận hành thấp, thuận tiện, dễ dàng với những người hiện đang lựa chọn hình thức hộ kinh doanh.

"Cần dọn chỗ trước để các hộ kinh doanh tự nguyện chuyển lên hơn là ép buộc họ phải khoác một tấm áo không phù hợp với họ", ông Bình nói.

Trong khi đó, một chuyên gia về môi trường kinh doanh đề xuất, quản lý thuế tốt hơn, chặt chẽ hơn sẽ thúc đẩy những hộ kinh doanh muốn "né" lên doanh nghiệp để tiếp tục đóng thuế khoán.

Theo một báo cáo từ ILO, cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện và cơ quan thuế, chỉ có 1,7 triệu doanh nghiệp đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thuế - đóng góp khoảng 1,6% cho ngân sách nhà nước. Điều này có nghĩa là 3,3 triệu hộ kinh doanh vẫn chưa được đăng ký.

Con số trên cho thấy chênh lệch đáng kể giữa các hộ kinh doanh đang hoạt động theo số liệu của Tổng cục Thống kê với các hộ kinh doanh đã đăng ký với chính quyền địa phương.

'Giải mã' hộ kinh doanh né lên doanh nghiệp

Không ít hộ kinh doanh vẫn an phận với hộ kinh doanh nhỏ lẻ và ngần ngại chuyển thành doanh nghiệp vì theo họ hiện đang có những 'tảng đá ngáng đường'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai thuyền trưởng tàu cá ở Quảng Ngãi bị phạt hành chính 125 triệu đồng

Do sử dụng tàu cá khai thác thủy sản không đúng vùng quy định và sử dụng loại tàu khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản, hai thuyền trưởng tàu cá bị xử phạt hành chính tổng số tiền 125 triệu đồng.

Hai thuyền trưởng tàu cá ở Quảng Ngãi bị phạt hành chính 125 triệu đồng

Nhiều tỉnh phía Bắc bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung các biện pháp phòng, chống và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi thì nhiều tỉnh phía Bắc vẫn bùng phát các ổ dịch bệnh mới.

Nhiều tỉnh phía Bắc bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Giá cà phê Việt giảm theo đà giá thế giới, có giảm thêm?

Tính trong tuần này, giá cà phê đã giảm 5.000 đồng/kg, thậm chí giảm khá sâu so với mức giá đầu tháng 6. Nguồn cung tăng được xem là lý do chính dẫn đến giá giảm.

Giá cà phê Việt giảm theo đà giá thế giới, có giảm thêm?

Vì sao giá hồ tiêu vẫn chưa bật tăng mạnh như kỳ vọng?

Trong tuần này, giá hồ tiêu thế giới biến động trái chiều, còn trong nước giữ tương đối ổn định với ngưỡng 139.000 - 142.500 đồng/kg. Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động đầu tư tài chính, nguồn hàng dự trữ... đang chi phối lớn đến giá hồ tiêu.

Vì sao giá hồ tiêu vẫn chưa bật tăng mạnh như kỳ vọng?

Xúc tiến sớm khởi công dự án khu đô thị 240ha gần sân bay Pleiku

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai giao cơ quan chức năng xúc tiến đẩy nhanh các thủ tục để kịp khởi công dự án Khu đô thị CK54 quy mô 240ha giữa lòng Pleiku, gần với đất quy hoạch sân bay Pleiku.

Xúc tiến sớm khởi công dự án khu đô thị 240ha gần sân bay Pleiku

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar