14/06/2013 07:00 GMT+7

Đau...

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TT - Một tuần nay, mỗi lần mở báo đọc những thông tin, tìm hiểu, chất vấn của các đồng nghiệp xung quanh câu chuyện “nhà vệ sinh trường học giá khủng” ở Quảng Ngãi, trong lòng tôi lại dội lên một nỗi đau khó tả.

Nếu Quảng Nam có Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm; Bình Định có Quy Nhơn, Tây Sơn, Nhơn Hội... thì ở giữa, Quảng Ngãi chẳng có gì. Quảng Ngãi bấy lâu nay nổi tiếng với khu di tích Sơn Mỹ đầy đau thương, đảo Lý Sơn đầy thiếu thốn, những huyện miền núi cơ cực, những ngư dân giong thuyền ra khơi với Hoàng Sa - Trường Sa ở trong tim. Mấy anh đồng nghiệp Quảng Ngãi thường nói: “Đặc sản Quảng Ngãi là con người”, vừa tự an ủi vừa tự hào. Có con người thì sẽ có tất cả, lo gì. Thường có dịp đi công tác miền Trung, tôi vì thế luôn mang một mối cảm tình đặc biệt với Quảng Ngãi.

Dự án nhà lưu trú cho các học sinh miền núi của báo Tuổi Trẻ khởi động chính tại Quảng Ngãi. Khi chứng kiến những đôi chân bé nhỏ, khẳng khiu, có khi còn đi đất của các em học sinh cấp I, II phải ngày ngày vượt qua những sườn đồi, vách núi để đến trường, chúng tôi đã quyết định chuyển mục đích xây dựng trường học, nhà công vụ cho giáo viên thành xây dựng nhà lưu trú cho các em ở sát cạnh trường. Có nhà, các em sẽ có nơi ở lại, bớt nhọc nhằn, nguy hiểm trên đường đến trường, bớt nguy cơ bỏ học. Khi ấy không phải không có những tranh cãi về ngân sách giáo dục còn thiếu, lớp học còn tranh tre nứa lá, nhà giáo viên còn tạm bợ... nhưng thực tế những bước chân khó nhọc của các em học sinh đã thắng.

Căn nhà lưu trú đầu tiên được xây dựng tít trên đỉnh Long Môn, huyện Minh Long, Quảng Ngãi. Đêm đầu tiên lên khánh thành nhà, trằn trọc trong cái rét cắt da, ngồi suốt đêm bên bếp lửa nhấm vài hột muối, chúng tôi mới thấm thía cái giá các em học sinh ở đây phải đổi cho từng con chữ. Từ đó, trong kế hoạch làm nhà lưu trú, chúng tôi đã thêm vào nhiều thứ ngoài dự án xây dựng nhà (thường gồm bốn phòng dành cho 70-80 em): công trình phụ (nhà bếp, nhà vệ sinh), sân chơi, sàn ngủ, giường tầng, tủ sách, chăn len, áo ấm, đôi khi lại cả dép... Sau công trình đầu tiên ở Minh Long, đã có những nhà lưu trú khác mọc lên ở Trà Thanh, Tây Trà, Ba Tơ (Quảng Ngãi) và nhiều nhà ở các tỉnh khác: Quảng Nam, Bình Định, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lào Cai, Hà Giang...

Không có bản dự toán nào vượt quá 300 triệu đồng. Và vì chỉ là xây nhà cấp 4 với số tiền trăm triệu, khi nào chúng tôi cũng phải thuyết trình rất rõ với nhà đầu tư, những bạn đọc với tấm lòng vàng của mình về những chặng đường phải di chuyển để đến điểm xây dựng, khi nào cũng phải cố gắng vận động thêm những tấm lòng vàng khác cùng góp công, góp sức: doanh nghiệp cung cấp vật tư, đóng góp chút lợi nhuận, nhà xe bớt tiền công tài xế, dân địa phương đóng góp ngày công, cái khung cửa, bàn, ghế, các em học sinh thành phố góp sách vở... Mỗi lần một căn nhà mới hoàn thành là bao nhiêu người có niềm vui, và khi nào chúng tôi cũng nhớ đến căn nhà đầu tiên trên đỉnh Long Môn với một niềm thương và cả sự biết ơn.

Trong số những dự án nhà lưu trú còn đang đợi các tấm lòng hảo tâm của chúng tôi, vẫn không thiếu tên Quảng Ngãi, còn cả phòng máy vi tính cho trường trung học Sơn Mỹ nữa, khi nào cũng canh cánh như một món nợ phải trả...

Và vì tất cả những điều đó, hôm nay khi đọc câu chuyện về những nhà vệ sinh giá khủng ở chính các ngôi trường Quảng Ngãi này, thật đau lòng biết bao nhiêu. Ai sẽ trả lời cho chúng tôi về cách phân bổ ngân sách, về cái thiếu, cái thừa trong môi trường giáo dục? Ai sẽ thay chúng tôi giải thích cho những người đóng góp hiểu vì sao ngân sách có thể chi những khoản lớn như vậy cho những nhà vệ sinh tạm bợ như vậy, nhưng lại không thể có để xây dựng nhà lưu trú cho học sinh? Ai sẽ thay chúng tôi nhìn vào mắt các em học sinh khi vỗ tay khánh thành nhà ở cho các em giá 200 triệu đồng trong lúc bên cạnh có nhà vệ sinh trị giá 600 triệu? Ai sẽ bù đắp được những thương tổn cho sự tin tưởng và lòng nhiệt thành của chúng tôi và các nhà đầu tư khi vác balô lên núi để đến với học sinh? Ai sẽ giữ gìn cho niềm tự hào “đặc sản con người” của các anh bạn người Quảng Ngãi?...

PHẠM VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar