29/09/2017 16:55 GMT+7

Đất dành cho khu công nghiệp - khu chế xuất mới xài có nửa

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Các khu chế xuất - khu công nghiệp phải được tạo được ưu thế cạnh tranh hơn nữa để thu hút nhà đầu tư, nhất là về mức giá thuê đất, tăng kết nối cơ sở hạ tầng, tiện ích

Yêu cầu này được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đưa ra tại tọa đàm "Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn 2030" do Ban Quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM (Hepza) tổ chức ngày 29-9, nhân 25 năm thành lập cơ quan này.

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, thời gian qua, phát triển của ngành công nghiệp thành phố đang có xu hướng chậm lại, vì thế cần có sự quyết liệt thay đổi để ngành chủ lực này phải được "cất cánh" trong thời gian tới.

Dù công nghiệp, dịch vụ tạo ra 99% GDP, nhưng tỉ lệ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 6,8% quỹ đất. Riêng quỹ đất các khu công nghiệp - khu chế xuất hiện nay được quy hoạch 8.900 ha, nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 50%, tương ứng 2,3% trong tổng quỹ đất thành phố, rất ít. Đã ít mà còn không dùng hết
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân

Quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu

Theo ông Nguyễn Hoàng Năng, Trưởng Ban Quản lý Hepza, dù đã thu hút được nguồn vốn lớn đầu tư vào sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng, tạo được kim ngạch xuất khẩu lớn cho thành phố, nhưng mô hình khu chế xuất - khu công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, cần có nhiều giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc tồn tại nhiều năm qua.

Ông Năng cho rằng thách thức lớn nhất trong hệ thống khu chế xuất - khu công nghiệp hiện nay là chất lượng công tác quy hoạch chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển.

Các dự án đầu tư phần lớn đều có quy mô vốn nhỏ, hàm lượng chất xám, mang lại giá trị gia tăng cao chiếm tỉ lệ ít.

Các khu công nghiệp chủ yếu phát triển theo mô hình đa ngành, chưa liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo nên cụm sản xuất quy mô lớn, nâng cao giá trị phát triển.

Mô hình quản lý theo cơ chế “một cửa tại chỗ” đến nay phát sinh nhiều bất cập, do KCX-KCN chỉ chịu sự điều chỉnh ở cấp Nghị định, chưa được thể chế hóa ở cấp Luật.
Ông Nguyễn Hoàng Năng

Do đó, việc ủy quyền cho Ban quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành về lao động, thương mại, xây dựng môi trường đối với các hoạt động phát sinh trong khu chế xuất - khu công nghiệp chưa được thực hiện triệt để, thống nhất do pháp luật chuyên ngành thường xuyên thay đổi.

Về lâu dài, ông Năng cho rằng cần nghiên cứu mô hình khu công nghiệp gắn với đô thị, cảng biển, hoặc khu công nghiệp chuyên ngành… để gắn với nhu cầu phát triển, yêu cầu đổi mới ngày một cầu từ nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp.

Có thể chuyển khu chế xuất thành khu đô thị mới?

Theo ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận, hơn 20 năm trước, khi TP.HCM quyết định thành lập khu chế xuất (chứ không phải khu công nghiệp), "quyết định này chỉ như một đối sách, trong bối cảnh doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, đất nước mới mở cửa".

Chính vì vậy, Khu chế xuất Tân Thuận là nơi chỉ cho thuê mặt bằng, điện nước, lao động, không cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mua nguyên liệu trong nước, không được bán hàng tại thị trường nội địa, cũng chỉ vì "muốn bảo vệ nền sản xuất trong nước, sợ doanh nghiệp quốc doanh mất thị trường, người lao động mất việc".

Đất dành cho khu công nghiệp - khu chế xuất mới xài có nửa - Ảnh 4.

Quang cảnh tại buổi tọa đàm "Định hướng phát triển các khu chế xuất – khu công nghiệp (KCX-KCN) TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn 2030" - Ảnh: TỰ TRUNG

Thừa nhận đây là nhận thức được duy trì trong năm năm đầu tiên mới thành lập khu chế xuất đầu tiên của thành phố, ông Dưỡng cho hay, sau đó tư duy này mới được "cởi trói" dần, tạo tiền đề cho mô hình khu công nghiệp xuất hiện và phát triển, với nhiều góc nhìn cởi mở, phù hợp với quy hoạch theo hướng năng động, sáng tạo của thành phố.

Ông Dưỡng cũng cho rằng, để mô hình khu chế xuất - khu công nghiệp phát huy được hết những ưu điểm, lợi thế cần có, nhất thiết quyền hạn của Ban quản lý cũng phải tương xứng với vai trò, trách nhiệm mà mô hình này được giao nhiệm vụ đảm nhận.  

"Từng giữ vai trò tiên phong đột phá  cho nền kinh tế đất nước  trong 25 trước, nhưng sự chuyển đổi công năng phù hợp với vai trò tiên phong lại chậm, và chưa đúng tầm", ông Dưỡng thẳng thắn nhìn nhận.

Do đó, ông đề nghị đã đến lúc lãnh đạo TP.HCM cần có tầm nhìn chiến lược cho tương lai, khi một số khu chế xuất hoàn thành công năng của mình sau một thời gian dài hoạt động.

Trong đó, kế hoạch di dời các xí nghiệp hiện có đi đâu, hạ tầng còn lại sẽ được định hướng phát triển như thế nào cho quỹ đất thành phố, chính là tầm nhìn cần được suy nghĩ thấu đáo hướng đến năm 2050 sắp tới. 

Kinh nghiệm khu chế xuất Thâm Quyến trước kia, nay đã thành một thành phố Thâm Quyến hiện đại mà ai cũng biết. Ở ta có làm được điều tương tự này không khi các khu chế xuất hoàn tất nhiệm vụ lịch sử của mình, hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lược lâu dài đó
Ông Phan Chánh Dưỡng

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh chuyển đổi số bắt buộc: Bỏ thuế khoán, giúp làm quen máy tính tiền

Chi phí tuân thủ tăng, hóa đơn đầu vào không rõ ràng, nguy cơ sớm thành doanh nghiệp khiến hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm lo lắng trước quy định dùng hóa đơn điện tử từ 1-6.

Hộ kinh doanh chuyển đổi số bắt buộc: Bỏ thuế khoán, giúp làm quen máy tính tiền

Tổng tấn công hàng gian, giả, hàng độc hại: Thông điệp mạnh, chặn kiểu làm ăn gian dối

Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, buôn bán gian dối. Việc này được hy vọng là "liều thuốc" đủ mạnh để cải thiện và trả lại môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp chân chính.

Tổng tấn công hàng gian, giả, hàng độc hại: Thông điệp mạnh, chặn kiểu làm ăn gian dối

Kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết đã yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu. Ông cảnh báo vi phạm nghiêm trọng quy trình sản xuất sầu riêng sẽ bị xử lý hình sự.

Kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Dù chịu áp lực lớn liên tục từ Tổng thống Donald Trump, rất khó để Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ với mức chi phí cao gần như gấp 10.

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Một số tin tức đáng chú ý: Hơn 14,7 triệu người tham gia góp ý sửa Hiến pháp 2013 qua VNeID; Lộ diện thêm quỹ ngoại nắm hàng chục triệu cổ phiếu ACB; Phạt một công ty chứng khoán vì không giữ tài liệu liên quan trái phiếu Hưng Thịnh...

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar