04/01/2021 16:11 GMT+7

Đắp gừng trộn mật ong chữa cua kẹp, người đàn ông bị nhiễm trùng huyết nguy kịch

T. LŨY
T. LŨY

TTO - Một người đàn ông bị cua biển kẹp ở cẳng chân, tự đắp thuốc kiểu dân gian, sau 3 ngày biến chứng sưng tấy viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết nguy kịch.

Đắp gừng trộn mật ong chữa cua kẹp, người đàn ông bị nhiễm trùng huyết nguy kịch - Ảnh 1.

Bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục cấp cứu - Ảnh: BVCC

Bệnh nhân là ông V.V.L. (58 tuổi, ở tỉnh Bạc Liêu), được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng choáng nhiễm trùng, viêm mô tế bào cẳng chân phải, suy hô hấp nặng đã được đặt nội khí quản thở máy.

Gia đình cho biết 3 ngày trước khi nhập viện, ông L. bị vết thương ngoài da vùng cẳng chân do bị cua nuôi kẹp. Ông đã tự đắp gừng trộn với mật ong lên vết thương để chữa theo kinh nghiệm dân gian. 

Tuy nhiên vết thương ngày càng sưng tấy làm ông sốt cao, mệt và khó thở nên nhập bệnh viện địa phương. Theo chẩn đoán tại đây, bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên (do bệnh lý thoái hóa đa khớp khoảng 10 năm nay) và nhiều loại thuốc đông y dân gian khác.

Tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết do đắp thuốc không rõ nguồn gốc vào vết thương. 

Bệnh nhân được lọc máu liên tục cấp cứu và sử dụng kháng sinh phổ rộng theo phác đồ. Sau 4 ngày điều trị tích cực, hiện bệnh nhân đã ngưng thở máy, tỉnh táo, đang được theo dõi điều trị tiếp tục.

Bác sĩ Dương Thiện Phước - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết cua biển kẹp thường gây đau, bầm tím hoặc chảy máu... 

Khi bị kẹp, cần bình tĩnh tách cua ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương. Dùng bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già rửa vết thương và băng ép lại nếu vết thương chảy máu nhiều. Tuyệt đối không nên tự ý đắp các loại thuốc nam, thuốc bắc lên vết thương.

Trường hợp vết thương quá đau, sưng nóng, sốt, cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngộ độc nặng do đắp thuốc Nam chữa rắn cắn

TTO - Ngày 3-12, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai cho biết đang tiếp tục theo dõi trường hợp anh P.H.T., 34 tuổi (ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú) bị ngộ độc nặng do rắn lục đuôi đỏ cắn, nhưng lại được sơ cứu bằng thuốc Nam.

T. LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố 18 bị can trong vụ án tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

Khởi tố 18 bị can trong vụ án tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Sau 2 tháng nỗ lực, y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu nguy kịch trước đó.

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Phía sau những biểu hiện trầm cảm, lo âu của một bệnh nhân nam đi khám tâm thần lại là một vấn đề thường bị giấu kín - rối loạn cương dương.

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

TP.HCM đưa gần 300 bác sĩ trẻ về trạm y tế, trong đó có đặc khu Côn Đảo

Năm 2025, ngành y tế TP.HCM sẽ tiếp tục phân bổ hơn 300 bác sĩ trẻ về trạm y tế trên toàn địa bàn TP, trong đó có cả đặc khu Côn Đảo.

TP.HCM đưa gần 300 bác sĩ trẻ về trạm y tế, trong đó có đặc khu Côn Đảo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar