20/09/2021 17:49 GMT+7

Đào tạo tiến sĩ bằng tiền ngân sách: Bên nào quản lý để đảm bảo tiến sĩ về nước?

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Thông tư mới của Bộ Giáo dục - đào tạo quy định trách nhiệm cho những cơ sở giáo dục đại học quản lý chặt những giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài bằng tiền ngân sách.

Đào tạo tiến sĩ bằng tiền ngân sách: Bên nào quản lý để đảm bảo tiến sĩ về nước? - Ảnh 1.

Một giờ thực hành của thầy và trò Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Ảnh: ĐHBKHN

Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư số 25/2021/TT- BGDĐT hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, trình độ thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học (thông tư 25) theo quyết định số 89/QĐ-TTg (năm 2019) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT giai đoạn 2019 - 2030 (gọi tắt là Đề án 89).

Những trường nào muốn tham gia Đề án 89 phải đạt được các tiêu chí xét chọn của Bộ GD-ĐT. Sau khi được xét chọn thì các cơ sở giáo dục đại học sẽ phải thực hiện các kế hoạch để đảm bảo chọn đúng đối tượng đưa đi đào tạo và đảm bảo người học quay trở về trường phục vụ.

Người học vi phạm quy định, cơ sở cử đi chịu trách nhiệm thu hồi chi phí đào tạo đã cấp

Đề án 89 thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước, cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng đề án. Cụ thể, kinh phí hỗ trợ của Đề án 89 cấp cho người học theo hình thức học bổng. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong tuyển chọn ứng viên tham gia đề án. Các bộ, ngành liên quan đóng vai trò hướng dẫn thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện đề án.

Thông tư 25 yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng kế hoạch và quy trình tuyển chọn, những giải pháp cụ thể tùy thuộc và điều kiện của từng trường để yêu cầu giảng viên của mình khi được cử đi học phải thực hiện những nghĩa vụ cụ thể liên quan đến tài chính và cam kết quay trở về công tác.

Quy định của thông tư thể hiện rõ trách nhiệm của cơ sở cử người đi học khi yêu cầu các cơ sở cử đi phải chịu trách nhiệm thu hồi chi phí đào tạo đã cấp cho người học nếu người học vi phạm quy định hoặc phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước trong trường hợp cơ sở cử đi không tiếp nhận, bố trí công tác cho người học sau khi tốt nghiệp.

Căn cứ xây dựng quy định này là giảng viên được đi học theo kế hoạch của cơ sở và do cơ sở tuyển chọn. Sau khi tốt nghiệp, những giảng viên này lại quay về trường làm việc. Vì vậy, cơ sở cử đi chính là đơn vị hưởng lợi ở mức tối đa nếu các bên làm đúng quy định.

Trách nhiệm của người học

Theo quy định của thông tư 25, trách nhiệm của người học là phải hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn và được cấp bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ theo quy định của cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Đề án 89 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong thời gian học tập, nghiên cứu hoặc chậm nhất trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp, người học tiến sĩ phải công bố kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài luận án.

Kết quả nghiên cứu minh chứng bằng công bố khoa học trong các ấn phẩm thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus (sau đây viết tắt là WoS/Scopus) với tư cách là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ. Số lượng cụ thể như sau: ít nhất 2 công bố khoa học đối với người học tập trung toàn thời gian ở nước ngoài; ít nhất 1 công bố khoa học đối với người học ở các hình thức còn lại.

Người học tiến sĩ các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục thể thao có thể thay thế công bố khoa học bằng một giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công nhận.

Quay trở về cơ sở cử đi ngay sau khi tốt nghiệp và làm việc trong thời gian tối thiểu theo quy định của: nghị định số 143/2013/NĐ-CP quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người học không phải là công chức, viên chức (nghị định 143); nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (nghị định 101) đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Trường hợp vi phạm những quy định tại điều 3 của nghị định 143, điều 7 của nghị định 101 và không thực hiện đầy đủ những trách nhiệm khác của người học theo quy định của thông tư: Thực hiện bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đã nhận từ đề án theo quy định tại nghị định 143 với người học không phải là công chức, viên chức; theo quy định tại nghị định 101 với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành có liên quan khác.

Đào tạo tiến sĩ bằng tiền ngân sách, làm thế nào để tiến sĩ về phục vụ đất nước?

TTO - Sau khi Đề án 911 không đạt được mục tiêu, Bộ GD-ĐT triển khai Đề án 89, đào tạo ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Cả nước có 28.862 tiến sĩ đang làm giảng viên cơ hữu ở các trường đại học. Bình quân mỗi trường có 119 tiến sĩ.

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Hàng trăm học sinh lớp 12 tại các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nhận học bổng sớm từ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Tuyển chọn khoảng 300 ứng viên để đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo lộ trình trở thành giảng viên, nhà khoa học chất lượng cao.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Chính phủ trình Quốc hội hai dự thảo nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi; miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026.

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Ngày 22-5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar