29/03/2016 13:05 GMT+7

Đảo nhân tạo của Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực

VIỆT TOÀN
VIỆT TOÀN

TTO - Giáo sư Mỹ Peter Dutton, giám đốc Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Học viện chiến tranh hải quân Hoa Kỳ, nói đảo nhân tạo của Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực...

Giáo sư Peter Dutton, giám đốc Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Học viện chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ - Ảnh: Việt Toàn

Trong cuộc trao đổi với các chuyên gia và báo chí Việt Nam sáng 29-3, giáo sư Peter Dutton đến từ Học viện chiến tranh hải quân Hoa Kỳ cho biết ông rất quan ngại về việc Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông và các đảo này là mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Mở đầu cuộc trao đổi trực tuyến tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP.HCM, GS Peter Dutton cho biết điều khiến nhiều người quan tâm hiện nay là việc hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Washington có lợi ích quốc gia mang tính sống còn ở khu vực này và mong muốn duy trì trật tự tại Biển Đông, bảo đảm các nước tuân thủ những chuẩn mực và luật lệ quốc tế.

GS Peter Dutton cho rằng động thái tuần tra như thế cho thấy Hoa Kỳ còn muốn hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh, đối tác trong khu vực để duy trì an ninh, an toàn hàng hải cũng như bảo đảm bất kỳ nước nào cũng có thể qua lại tuyến hàng hải này một cách tự do.

“Một lý do nữa khiến hải quân Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện và tuần tra ở Biển Đông là để bảo đảm không quốc gia nào được quyền ép buộc quốc gia khác theo luật riêng của mình cũng như ngăn cản các hoạt động kinh tế thông thường và các vấn đề tự do hàng hải nêu trên” - GS Peter Dutton nói.

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn muốn thể hiện sự ủng hộ với các đồng minh trong khu vực và bảo vệ sự an toàn của tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới này.

GS Peter Dutton cho rằng việc Trung Quốc luôn viện dẫn lý do lịch sử để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đối với các đảo và nguồn tài nguyên liên quan là không phù hợp.

Gần đây nhất là vụ các tàu cá Trung Quốc xâm nhập tận quần đảo Natuna trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia để đánh bắt rồi Bắc Kinh tuyên đó là ngư trường truyền thống của họ dựa vào yếu tố lịch sử.

Ông cho biết vô cùng quan ngại về việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là động thái rất quan trọng về mặt chiến lược của Bắc Kinh, làm thay đổi lớn tình hình an ninh trong khu vực.

Tình hình an ninh khu vực thay đổi rất đáng kể và bị đe dọa, thậm chí trong trường hợp Trung Quốc không có ý định quân sự hóa các đảo này (vì Bắc Kinh đã chứng minh họ có thể đưa máy bay dân sự từ Hải Nam ra các đảo mới xây chỉ trong vài giờ).

Thực tế là các đảo nhân tạo này đang tồn tại và Trung Quốc hoàn toàn có thể biến nó thành những cơ sở làm thay đổi tình hình quân sự trong khu vực rất nhanh chóng.

“Các đảo nhân tạo này không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận có liên quan giữa các bên vốn giúp duy trì ổn định ở Biển Đông trong nhiều thập kỷ qua, mà còn ảnh hưởng chung đến tình hình an ninh trong khu vực” - GS Peter Dutton nhận xét.

Cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với việc dùng định chế trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp là không hay chút nào và cộng đồng quốc tế cần phải phản đối thẳng thừng thái độ đó của họ, vị giáo sư người Mỹ nói.

Ngoài ra, việc Trung Quốc luôn tuyên bố các nước phải theo luật chơi của riêng mình và họ có chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế, vốn không cho phép bất cứ quốc gia nào trong vùng tranh chấp có thể áp đặt ý chí của mình như thế.

Chuyện Bắc Kinh tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài mà Philippines đang theo đuổi cũng là hành vi phớt lờ luật pháp quốc tế, và cho thấy họ đang đánh mất cơ hội chứng tỏ mình muốn hội nhập hoàn toàn với cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển của mình.

Giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp ép buộc hay áp đặt phải được xếp vào quá khứ, giờ đây tranh chấp nào cũng phải được hóa giải thông qua đàm phán và luật quốc tế - GS Peter Dutton nói.

Đáp lại câu hỏi của phóng viên liệu việc tuần tra gần đây của Hoa Kỳ ở Biển Đông có làm thay đổi đáng kể tình hình hay chỉ là những động thái được xem là quá muộn vì Trung Quốc đã xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở nhằm kiểm soát tuyến hàng hải này, GS Peter Dutton cho rằng Washington tuần tra không phải để ngăn cản hay buộc Trung Quốc chấm dứt các hành động của mình, mà là nhằm khẳng định Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia ở đây, bảo vệ quyền tự do đi lại, bảo vệ an ninh hàng hải, duy trì trật tự và bảo đảm không nước nào có quyền ngăn cản các nước khác di chuyển tự do trong khu vực.

VIỆT TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Vụ việc xảy ra gần thành phố Johannesburg của Nam Phi, quốc gia có một số mỏ vàng sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Sau 3 ngày đàm phán, các nước G7 gửi đi thông điệp về sự đoàn kết dù vẫn còn nhiều bất đồng, bao gồm chia rẽ về vấn đề thuế quan.

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar