11/12/2006 20:16 GMT+7

Đạo diễn Alain Destandau: Vì tôi yêu tuồng Việt Nam!

Theo Nông thôn ngày nay
Theo Nông thôn ngày nay

Đạo diễn, nhà biên kịch Alain Destandau, là Giám đốc Nhà hát Monte Charge (Pháp), đang tham dự liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần thứ II tại Hà Nội với vở “Vòng Cát”. Chúng tôi đã có buổi trao đổi thú vị với ông:

Phóng to
Đạo diễn, nhà biên kịch Alain Destandau, là Giám đốc Nhà hát Monte Charge (Pháp), đang tham dự liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần thứ II tại Hà Nội với vở “Vòng Cát”. Chúng tôi đã có buổi trao đổi thú vị với ông:

* Cảm xúc của ông khi trở lại Việt Nam, tham dự Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần này?

- Tôi được gặp lại Hà Nội, nơi mà mình rất yêu quý, và cũng như các đồng nghiệp, rất vinh dự được mời vào liên hoan lần này, tôi đánh giá đây là một sân chơi rất phong phú.

Trong liên hoan này, chúng tôi muốn giới thiệu không chỉ kịch mặt nạ Pháp mà cả tuồng Việt Nam cho các bạn quốc tế, và người Việt Nam nữa. Chúng tôi vừa diễn Vòng Cát hai đêm ở Lào Cai và Sa Pa để những người ít có điều kiện tiếp xúc với tuồng cảm nhận về sự phối hợp này. Tôi rất yêu tuồng Việt Nam.

* Ông còn nhớ ấn tượng về những đêm diễn Vòng Cát tại Việt Nam?

- Chúng tôi đã rất vui mừng vì khán giả Việt Nam hiểu được và đón nhận vở kịch với hai thứ tiếng. Cuộc chơi nghệ thuật này có rất nhiều cái khó, nhưng những người liên quan đến nó đều có cảm hứng trong suốt quá trình tập luyện và công diễn.

Tôi còn nhớ mãi, lên sân khấu, chúng tôi có cảm giác tất cả các diễn viên đều là người Pháp và ngược lại. Khi lưu diễn ở Pháp, khán giả Pháp thì tưởng diễn viên hai nước rất hiểu tiếng của nhau, nên họ rất đỗi ngạc nhiên khi ra khỏi nhà hát, chúng tôi lại phải có phiên dịch. Sắp tới Vòng Cát sẽ tiếp tục lưu diễn 5 tháng nữa tại Pháp.

* Monte Charge có phải là nhà hát tiêu biểu về kịch mặt nạ không? Đâu là đặc trưng cơ bản của thể loại này?

- Ở Pháp hiện chỉ còn vài đoàn kịch mặt nạ, và Monte Charge của chúng tôi là nhà hát tiêu biểu. Kịch mặt nạ đòi hỏi rất cao về năng lực biểu hiện bằng hình thể, sự linh hoạt của ánh mắt, kết hợp với luồng ánh sáng chiếu vào mắt.

Bên cạnh đó, đài từ của họ phải thật tốt. Chúng tôi không hề sử dụng micro khi diễn, chính những chiếc mặt nạ với chất liệu gỗ và cách cấu tạo độc đáo đã cộng âm với giọng nói, tạo ra sắc thái và độ vang rất hiệu quả.

* Có phải vì những phẩm chất đó mà ông đã nhận thấy sự tương đồng với nghệ thuật tuồng Việt Nam để có được vở Vòng Cát?

- Đúng vậy! Tôi rất yêu thích tuồng! Trong thời gian dàn dựng Vòng Cát, làm việc với NSƯT Hoàng Khiêm, NSƯT Khắc Duyên và những người khác ở Nhà hát Tuồng, tôi được thấy rõ hơn vẻ đẹp của tuồng, qua các động tác, trang phục và trang trí trên khuôn mặt diễn viên.v.v.

* Ông nghĩ thế nào nếu Nhà hát Monte Charge tiếp tục phối hợp với Nhà hát Tuồng của Việt Nam?

- Không còn nghĩ nữa, chúng tôi đã bắt tay vào rồi. Tôi đang viết kịch bản cho dự án tiếp theo để thực hiện từ tháng 8 đến tháng 5-2008 tại Việt Nam, tạm gọi vở đó là "Antingon Việt Nam”. Erhard Stiefel sẽ tiếp tục thiết kế mặt nạ cho vở. Chúng tôi vẫn mời nhà thiết kế Minh Hạnh tham gia. Tôi thích những bộ trang phục mà chị ấy làm cho Vòng Cát, chúng có sự sáng tạo tinh tế, kết hợp được Đông và Tây.

* Vì sao ông quyết tâm theo đuổi những dự án này?

- Vì nghệ thuật! Vì sự tiếp tục sáng tạo mà không đánh mất mình, và thu hút được công chúng. Vấn đề này không chỉ ở Việt Nam, mà cả châu Âu nữa. Chúng ta phải làm gì để sau một ngày làm việc, nhiều người thay vì mở TV, họ sẽ đến nhà hát.

Nghệ thuật Tuồng, hay Chèo của Việt Nam rất quý, không được để mất, nhưng làm thế nào để có hình thái mới thu hút khán giả? Phải làm cho nghệ thuật phong phú hơn vì mỗi thời đại đều có công chúng mới. Nếu bố mẹ các em học sinh không nghĩ tới việc đưa các em tới nhà hát thì chính chúng ta phải làm việc đó!

Theo Nông thôn ngày nay

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

TTO - Rút thoải mái

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

Đường đi của đồng tiền

TTO - Đường đi xủa đồng tiền zig zag và ngoạn mục hơn bất kỳ đường đi bóng nào của anh tiền đạo thứ thiệt trong bóng đá.

Đường đi của đồng tiền

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

TTO - 'Triệu đóa hoa hồng' với (phần) 'Trăm đóa hoa hồng' cái nào hot hơn?

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

TTO - Lần đầu tiên trong lịch sử thi cử xảy ra nghịch lý: Đạt điểm tuyệt đối (30 điểm) vẫn trượt ĐH

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

Thương vụ khờ dại của nhà nước

TTO - Trong khi thiên hạ tỉnh đòn / Buồn cho nhà nước vẫn còn ngây thơ.

Thương vụ khờ dại của nhà nước

Bất ngờ lộ ra

TTO - Nếu không có chuyện tình cờ/Tổ chuồn chuồn chẳng bất ngờ lộ ra.

Bất ngờ lộ ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar