15/12/2013 08:09 GMT+7

Đánh đu qua sông Kôn

TRƯỜNG ĐĂNG - HOA KHÁ
TRƯỜNG ĐĂNG - HOA KHÁ

TT - Các cầu treo ở thượng nguồn sông Kôn thuộc xã miền núi Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định đã bị sập do lũ cuốn trôi. Để vượt sông, người dân kết bè tre chở người, hàng qua lại bằng cách buộc dây hai bên bờ sông kéo trên dòng nước xiết.

Phóng to
Cây cầu O5 sập còn lại vài thanh sắt và dây cáp rất mong manh nhưng người dân vẫn liều lĩnh dò dẫm đu mình trên độ cao khoảng 20m so với mặt nước đang chảy xiết bên dưới

Mối nguy hiểm rình rập hằng ngày. Các em học sinh tiểu học phải vượt sông đến trường trong sự lo ngại của phụ huynh. Người dân đi trên bè không hề có áo phao hay phương tiện cứu hộ.

Cầu sập nên mọi sự trao đổi hàng hóa bị tê liệt, hàng cứu trợ đến với người dân cũng rất khó khăn. Cầu treo ở Đăk Miên bắc qua làng O2 sau khi bị sập, người dân phải làm cầu tạm bằng dây rừng thay thế.

Bà con phải đi vòng đoạn đường rừng băng qua ba đỉnh núi mới về được làng. Các loại nông sản như chuối, bắp, lúa không có người mua nên chín rữa hoặc bị lên mầm.

Ông Lê Công Chính, chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Hiện bốn làng gồm O2, O3, O5 và Kon Trú có 260 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Ba Na bị cô lập.

Giai đoạn ngay sau lũ, nhiều làng thiếu lương thực, nước uống nhưng không thể cứu trợ được. Làng O3 gần thủy điện Vĩnh Sơn 5 qua lại rất nguy hiểm nên có thể phải tính chuyện di dời làng đi nơi khác. Hiện chúng tôi đang tập trung khắc phục sự cố ở cầu O5, còn các cầu khác vẫn chưa có biện pháp xử lý”.

Phóng to
Thay thế chiếc cầu treo bị sập là chiếc bè tre và dây thừng để kéo qua sông
Phóng to
Người kéo bè phải khỏe mới chống chọi lại dòng nước chảy mạnh để bè không bị trôi
Phóng to
Chiếc cầu làm bằng dây rừng người dân bắc tạm để qua làng O2
Phóng to
Chị Đinh Thị Quyên ở làng O5 (Vĩnh Kim) cho biết bắp (ngô) đã thu hoạch lâu rồi mà bán không được do cầu sập
Phóng to
Đội kéo bè gồm 18 người, mỗi ngày hai người túc trực từ mờ sáng đến 21g để phục vụ người dân qua lại
Phóng to
Hằng ngày, học sinh tiểu học ở điểm Trường tiểu học O5 đi qua sông sâu trên bè tre mà không có phao cứu sinh
Phóng to
Người dân làng O2 vượt rừng tám giờ đi về để nhận mì gói cứu trợ sau khi cầu treo bị lũ cuốn trôi
TRƯỜNG ĐĂNG - HOA KHÁ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar