24/11/2022 20:38 GMT+7

Dành hơn 137.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTO - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh nguồn lực từ các đối tác phát triển, các nhà tài trợ trong nước và quốc tế giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.

Dành hơn 137.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Ảnh: UBDT

Nguồn lực là vấn đề nổi bật được bàn luận tại hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (giai đoạn 2021 - 2030) ngày 24-11.  

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhìn nhận sự tham gia của các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước bên cạnh các ngành, các cấp chính quyền sẽ hóa giải vấn đề nguồn lực và các khó khăn, thách thức như địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, sinh kế bà con chưa bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Do vậy, ông Hầu A Lềnh đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, xúc tiến huy động nguồn lực từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)… để hoàn thành chương trình. 

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn này lên tới 137.664 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương chiếm nhiều nhất với 104.954 tỉ đồng.

Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, đánh giá Việt Nam đã đạt được những thành tựu giảm nghèo ấn tượng khi tỉ lệ nghèo cùng cực đã giảm từ 49% năm 1992 xuống còn 5% năm 2021. Còn tỉ lệ nghèo đa chiều mới là hơn 9%.

Dành hơn 137.000 tỉ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ người dân trồng cây, chăn nuôi phát triển kinh tế, thoát nghèo tại quê hương - Ảnh: HÀ QUÂN

Để giúp thêm 10 triệu người đủ điều kiện nhận hỗ trợ của Chính phủ về giảm nghèo và bảo trợ xã hội, Việt Nam đã điều chỉnh mục tiêu áp dụng nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Các dịch vụ xã hội cơ bản cũng chuyển dần từ đo lường các chỉ số đầu vào sang các chỉ số kết quả. "Đây là những giải pháp quan trọng và kịp thời trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã đẩy hàng triệu hộ gia đình dễ bị tổn thương trở lại cảnh nghèo đói", bà Ramla Khalidi nêu rõ.

Tuy nhiên, đại diện UNDP nhấn mạnh thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở một số nơi mới chỉ đạt 40 - 50% mức bình quân chung của cả nước. Nhiều người chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, chưa đi học đúng tuổi, cộng thêm thách thức về biến đổi khí hậu, già hóa dân số, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại khiến công tác xóa nghèo khó khăn hơn.

UNDP khuyến nghị cần tiếp tục nhân rộng giải pháp trao quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số bằng phương pháp, công nghệ sản xuất kinh doanh mới. Chẳng hạn, 100 hợp tác xã do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ nhiệm ở 4 địa phương tăng ít nhất 30% doanh thu và giúp 13.300 người hưởng lợi.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, đến quý 3-2022, nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông, y tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, nông nghiệp chất lượng cao…

Ước trong giai đoạn 2013 - 2020, tổng số kinh phí cả nước huy động được hơn 98.000 tỉ đồng. Trong đó, nguồn viện trợ, tài trợ không hoàn lại hơn 60.000 tỉ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước gần 11.000 tỉ đồng và vốn vay ưu đãi gần 27.000 tỉ đồng.

Chủ tịch nước trao tặng 2,5 tỉ đồng xây nhà cho hộ nghèo ở Lai Châu

TTO - Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, chiều 11-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con ba xã Khổng Lào, Mường So, Hoang Thèn (huyện Phong Thổ).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 2-7: Hơn 50.000 tờ khai hải quan xử lý ngày 1-7; Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau 9-7

Tin tức đáng chú ý: Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau ngày 9-7, Việt Nam có thể chịu tác động; Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh; Bệnh nhân được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100% quyền lợi khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện FV...

Tin tức sáng 2-7: Hơn 50.000 tờ khai hải quan xử lý ngày 1-7; Mỹ áp thuế đối ứng trở lại sau 9-7

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Theo quyết định phân công nhiệm vụ của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (mới) và các phó chủ tịch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa và 2 phường Nha Trang, Phan Rang.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trực tiếp theo dõi chỉ đạo đặc khu Trường Sa

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai mới gồm chủ tịch và 4 phó chủ tịch, 1 chánh văn phòng, 12 giám đốc và 1 phó giám đốc phụ trách, 2 trưởng ban.

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và các giám đốc sở, ngành

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Ngày đầu tiên sau khi sáp nhập, các xã, phường TP.HCM khu vực Bình Dương cũ (gồm 36 xã, phường) đã 'vào việc ngay', tổ chức kỳ họp để thành lập các cơ quan chuyên môn, kiện toàn nhân sự.

36 xã phường TP.HCM khu vực Bình Dương họp kỳ đầu tiên để 'vào việc ngay'

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Danh sách các bí thư và chủ tịch xã, phường, đặc khu của tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ.

Danh sách bí thư và chủ tịch 124 xã, phường, đặc khu của tỉnh có diện tích lớn nhất nước

Thủ tục phi địa giới mà Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu TP.HCM hoàn thành là gì?

Những ngày qua, trong các cuộc khảo sát, làm việc với chính quyền 2 cấp ở TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Văn Được liên tục nhắc đến thủ tục hành chính phi địa giới. Thủ tục hành chính phi địa giới là gì?

Thủ tục phi địa giới mà Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu TP.HCM hoàn thành là gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar