16/12/2019 12:55 GMT+7

Đăng tin sai để kiếm phiếu bầu, Singapore 'trảm' ngay bằng luật 'tin giả'

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Đảng đối lập Dân chủ Singapore (SDP) đã phải cải chính các bài đăng trực tuyến chỉ trích chính phủ trên trang web và Facebook của SDP theo yêu cầu của Bộ Nhân lực (MOM) liên quan đến luật "tin giả" mới của nước này.

Đăng tin sai để kiếm phiếu bầu, Singapore trảm ngay bằng luật tin giả - Ảnh 1.

Facebook quan ngại rằng luật POFMA sẽ trao quyền lớn hơn cho chính phủ Singapore để quản lý các nội dung đăng trên nền tảng xã hội này - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters ngày 16-12, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trước bầu cử quốc hội sắp diễn ra, SDP - không có ghế trong quốc hội - đã đăng nhiều bài viết trong vài tháng qua trên trang web và trang Facebook của đảng này.

Nội dung của các bài viết tranh luận rằng ngày càng có nhiều nhân viên cổ cồn trắng (khái niệm ám chỉ nhân viên văn phòng) ở Singapore mất việc làm.

MOM đã yêu cầu SDP phải đăng thông báo cải chính các bài viết này vì theo MOM công việc của nhóm các chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành và kỹ thuật viên tại Singapore tăng ổn định kể từ năm 2015 đến nay.

Theo đó, SDP đã đăng thông báo với nội dung là "Thông báo cải chính: Nội dung của bài đăng này có thông tin sai sự thật" được đặt ở trên các bài đăng với đường dẫn đến một trang web có "thông tin đúng" của chính phủ.

Đảng SDP cho biết sẽ tuân theo yêu cầu của MOM nhưng sau đó vẫn sẽ làm đơn kháng lại. Yêu cầu cải chính này liên quan đến đạo luật ngăn ngừa sai lệch và thao túng tin tức trên mạng (POFMA) chính thức có hiệu lực từ tháng 10-2019 ở Singapore.

MOM cho biết họ sẽ xem xét các lý lẽ của SDP một khi đảng này nộp đơn kháng lại mệnh lệnh trên.

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến POFMA, Bộ Giáo dục Singapore sáng 16-12 đã yêu cầu chính trị gia đối lập Lim Tean cải chính một bài đăng trên Facebook liên quan đến việc sinh viên nước ngoài nhận được nhiều hỗ trợ tài chính từ chính phủ hơn sinh viên trong nước.

Hãng tin Reuters cho biết vẫn chưa liên hệ được với chính trị gia Lim Tean để xác thực thông tin trên.

Liên minh Internet châu Á, gồm các công ty công nghệ và internet, đã gọi POFMA là "luật có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong các luật liên quan đến tin giả cho đến hiện nay".

Trong khi đó, Facebook bày tỏ quan ngại rằng POFMA sẽ trao quyền lớn hơn cho chính phủ Singapore để quản lý các nội dung đăng trên nền tảng xã hội này.

Tin giả chi phối não bộ chúng ta như thế nào?

TTO - Tin giả đã hoạt động như thế nào? Khoa học về thần kinh đã chỉ ra một vài đặc tính của tin giả. Mục tiêu đầu tiên của tin giả là thu hút sự chú ý. Vì vậy, tính mới lạ là "yếu tố quyết định" của tin giả.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủy thủ Anh bị bắt vì đùa có bom trên tàu ngầm HMS Vanguard

Một thủy thủ bị bắt vì đùa có bom trên tàu ngầm HMS Vanguard, buộc Hải quân Anh phong tỏa trụ sở và kích hoạt phản ứng khẩn.

Thủy thủ Anh bị bắt vì đùa có bom trên tàu ngầm HMS Vanguard

Khoảng 40% công nhân nông nghiệp tại Mỹ không có giấy tờ hợp pháp?

Mạng xã hội đã lan truyền thông tin về việc khoảng 40% công nhân nông nghiệp tại Mỹ là người nhập cư không giấy tờ. Thực hư ra sao?

Khoảng 40% công nhân nông nghiệp tại Mỹ không có giấy tờ hợp pháp?

Đăng tin 'người lạ tiếp cận trẻ em, dúi vào tay xấp tiền', một phụ nữ bị mời làm việc

Một phụ nữ ở Quảng Trị đăng bài cảnh báo trên mạng xã hội về việc người lạ tiếp cận trẻ em ban đêm, dúi vào tay xấp tiền làm cháu đau đầu khi về nhà, gây hiểu lầm về tình hình an ninh trật tự.

Đăng tin 'người lạ tiếp cận trẻ em, dúi vào tay xấp tiền', một phụ nữ bị mời làm việc

Ảnh vệ tinh chụp Venezuela vào ban đêm bị xuyên tạc trên mạng

Bức ảnh vệ tinh chụp Venezuela vào ban đêm đã bị xuyên tạc, khi cho rằng nước này tối hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực Nam Mỹ.

Ảnh vệ tinh chụp Venezuela vào ban đêm bị xuyên tạc trên mạng

Câu chuyện cảm động chú chó cứu bé gái 3 tuổi trong trận lũ ở Texas hóa ra là giả

Trên mạng lan truyền câu chuyện về chú chó đã cứu bé gái 3 tuổi trong trận lũ quét ở bang Texas (Mỹ), tuy nhiên đây chỉ là tin giả.

Câu chuyện cảm động chú chó cứu bé gái 3 tuổi trong trận lũ ở Texas hóa ra là giả

Trong trường hợp nào một người Mỹ bị tước quyền công dân?

Ông Trump đề xuất tước quốc tịch một số người giữa lúc chính quyền đẩy mạnh chính sách nhập cư. Vấn đề này nên hiểu thế nào?

Trong trường hợp nào một người Mỹ bị tước quyền công dân?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar