29/11/2020 11:21 GMT+7

Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Cái chết của nhà khoa học hạt nhân Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh, có thể là đòn chí tử cho thỏa thuận hạt nhân Iran.

Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì? - Ảnh 1.

Hiện trường vụ sát hại nhà khoa học Fakhrizadeh ngày 27-11. Ảnh nhỏ: ông Fakhrizadeh - Ảnh: Reuters

Với việc ông Joe Biden đang ngày càng tiến gần Nhà Trắng, nhiều người hi vọng chính sách đối ngoại của ông sẽ hữu ích cho các nỗ lực hòa giải quốc tế, trong đó có việc đưa nước Mỹ trở lại cam kết trong Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) - tức thỏa thuận hạt nhân Iran. 

Tuy nhiên, thông tin việc ông Fakhrizadeh bị sát hại hôm 27-11 đang khiến tình hình trở nên tồi tệ.

Thời điểm nhạy cảm

Trong mắt giới tình báo phương Tây, ông Fakhrizadeh là nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực hạt nhân Iran, thậm chí là người đứng sau chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của nước này. 

Sự chú ý vì vậy đang dồn vào Israel - quốc gia đối thủ của Iran trong khu vực Trung Đông và chừng một thập kỷ nay cũng dính cáo buộc đứng sau các vụ ám sát nhà khoa học Iran.

Giới lãnh đạo Iran thực tế đã công khai đổ lỗi cho Israel về cái chết của ông Fakhrizadeh. 

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif lên Twitter viết: "Khủng bố đã giết một nhà khoa học lỗi lạc của Iran hôm nay. Hành động hèn hạ này chứa những dấu hiệu nghiêm trọng về vai trò của Israel, cho thấy sự khát máu tuyệt vọng của những kẻ thủ ác".

Trong khi đó, Reuters cho biết đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc Majid Takht Ravanchi cũng đã gửi một lá thư cho Tổng thư ký và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, tố cáo "những dấu hiệu nghiêm trọng về vai trò của Israel" trong vụ này.

Israel tính tới ngày 28-11 vẫn từ chối bình luận về vụ việc, nhưng hiện nay các tin đồn đều đang hướng vào nước này vì nhiều chi tiết đang chống lại Israel. 

Ví dụ, trong một thuyết trình về chương trình hạt nhân Iran vào tháng 4-2018, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đề cập cụ thể tới cái tên "Fakhrizadeh", trong khi ông này được xem là một nhà khoa học kín tiếng, hầu như chưa bao giờ xuất hiện và được đề cập nhiều.

Trước khi ông Fakhrizadeh bị ám sát, có tin từ truyền thông Mỹ nói quân đội Israel "đang chuẩn bị cho khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump tấn công Iran".

Nhiều suy đoán đã rộ lên trước đó rằng ông Trump có thể tấn công Iran trong vòng 50 ngày còn lại trước lúc ông có khả năng rời Nhà Trắng do thua ông Biden trong cuộc bầu cử 2020. 

Báo Đức DW ngoài ra còn dẫn lời một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Quincy Institute for Responsible Statecraft khẳng định nếu Iran trả đũa lần này, đây sẽ là "tình huống đôi bên cùng có lợi" cho Israel bởi Thủ tướng Netanyahu lâu nay đang chờ một cái cớ để đấu với Iran.

Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì? - Ảnh 2.

Những vụ ám sát, mất tích bí ẩn ở Iran - Tổng hợp:: H.D.L - Đồ họa: Tuấn ANh

Tin xấu cho thỏa thuận hạt nhân

Vụ ám sát ông Fakhrizadeh xảy ra trong một giai đoạn nhạy cảm và khiến các nước hầu như lúng túng, chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về chuyện này trong 48 tiếng sau khi truyền thông nhà nước Iran công bố thông tin.

Cựu giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan trên Twitter cảnh báo vụ Fakhrizadeh có thể tạo ra một vấn đề rộng lớn cho Trung Đông, vì hành động "tội ác và liều lĩnh cao" này đang có nguy cơ dẫn tới trả đũa chết người. 

Trong khi đó, bà Ellie Geranmayeh của Hội đồng Quan hệ quốc tế châu Âu thì khẳng định "đối tượng phía sau vụ giết người này không phải cản trở chương trình hạt nhân Iran mà là tấn công vào hoạt động ngoại giao". 

Bà Geranmayeh cũng cho rằng vụ việc đang có khả năng làm phức tạp hóa những nỗ lực ngoại giao của tổng thống đắc cử Biden.

Nhiều người kỳ vọng ông Biden, với chính sách chú trọng đa phương, sẽ "cứu" thỏa thuận hạt nhân Iran, đặc biệt khi đây là thành quả từ thời chính quyền cựu tổng thống Barack Obama - "cạ cứng" của ông Biden. 

Nhưng màn ám sát lần này sẽ khiến lãnh đạo Iran nóng mặt và khó có thể thương thuyết, trừ phi Mỹ phải nhượng bộ thật đáng kể. Hiện nay, Iran vốn dĩ còn chưa trả thù sau khi Mỹ không kích giết tướng Qassem Soleimani của Iran tại Baghdad năm ngoái.

Thêm vào đó, hiện nay trong giới lãnh đạo Iran còn nhiều nhân vật vốn dĩ đã không thích thỏa thuận hạt nhân nêu trên, đơn cử là lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Đây là lúc Giáo chủ Ali Khamenei có thêm lý do để không cam kết với người Mỹ.

Ngoài ra, CNBC dẫn lời chuyên gia phân tích rằng chính quyền Iran có lý do để không tin rằng ông Biden không thể là sự đảm bảo cho tiến trình hạt nhân Iran vì lo ngại ông Trump hoặc một nhân vật tương tự ông Trump có thể trở lại vào năm 2024. 

Amir Handjani, nhà nghiên cứu của Quincy Institute, phân tích quan điểm của Tehran: "Dù họ có làm gì với Joe Biden thì tổng thống tiếp theo cũng có thể tới và đảo ngược, vậy thì làm thế nào họ cam kết?".

Nhà khoa học hạt nhân Iran vừa bị sát hại là ai?

TTO - Giới tình báo phương Tây phần lớn đều coi ông Mohsen Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân Iran vừa bị sát hại, là người chủ trì phía sau các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar