05/08/2020 22:07 GMT+7

Đằng sau chính sách cứng rắn với Bắc Kinh của Mỹ là... một người Trung Quốc

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Khi các nhà ngoại giao Mỹ nhắc đến Dư Mậu Xuân với sự tự hào, tên của người đàn ông này đã bị đục khỏi bia đá vinh danh của một ngôi trường ở Trùng Khánh trong lặng lẽ. 'Hắn chỉ là kẻ mang gương mặt Trung Quốc phục vụ lợi ích của Mỹ'.

Đằng sau chính sách cứng rắn với Bắc Kinh của Mỹ là... một người Trung Quốc - Ảnh 1.

Ông Dư Mậu Xuân (phải) đang giữ vai trò cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (trái) sau nhiều năm giảng dạy tại Học viện Hải quân Mỹ - Ảnh chụp màn hình

Cái tên Dư Mậu Xuân bắt đầu nhận được sự chú ý của truyền thông Trung Quốc sau một cuộc trả lời phỏng vấn của ông với tờ Washington Times hồi tháng 6 năm nay.

Vị giáo sư có gương mặt Á Đông được tờ báo của Mỹ giới thiệu là "người có sức ảnh hưởng trong việc định hình chính sách Trung Quốc của chính quyền Donald Trump suốt 3 năm qua".

Trong suốt cuộc trò chuyện, Dư không che giấu thái độ tiêu cực của ông đối với chính quyền Bắc Kinh và nói rằng những năm tháng khi còn ở Trung Quốc đã "rèn giũa" ông thành người như hiện tại.

Các thông tin như ông này gốc An Huy và lớn lên ở Trùng Khánh, rời khỏi đại lục năm 1983 và lấy bằng tiến sĩ Mỹ được phơi bày trên mặt báo Trung Quốc. Mọi sự tìm hiểu khi đó chỉ dừng lại ở mức này. 

Cho tới khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát biểu thể hiện lập trường đối đầu với Bắc Kinh theo cách mạnh mẽ chưa từng thấy vào giữa tháng 7, Dư Mậu Xuân bắt đầu được nhìn theo cách hoàn toàn khác.

Theo báo South China Morning Post, một cuộc công kích cá nhân nhắm vào ông Dư đã được phát động trên mạng xã hội và truyền thông nhà nước Trung Quốc, sau bài phát biểu của ông Pompeo. Tên của ông Dư bị đục bỏ khỏi bia đá vinh danh của một trường cấp hai ở Trùng Khánh, nơi ông đã từng theo học.

Trong một bài xã luận hồi cuối tháng 7, Hoàn Cầu Thời Báo còn tuyên bố đầy ám chỉ rằng "chính sách Trung Quốc của Trump đang bị những kẻ cuồng tín hàn lâm làm lệch lạc". 

Ở một bài xã luận khác, tờ này còn khẳng định ông Dư là nguyên nhân sâu xa đằng sau vụ Mỹ đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston với cáo buộc đây là "ổ gián điệp".

"Mỹ sẽ trả giá cho việc lệ thuộc vào người như Dư Mậu Xuân. Là cố vấn, nhưng hắn ta lại có định kiến với Trung Quốc - thứ sẽ khiến Mỹ đưa ra những tính toán sai lầm về người dân và Chính phủ Trung Quốc", Hoàn Cầu Thời Báo đặt vấn đề.

Tờ báo của chính quyền Bắc Kinh còn tăng cấp chỉ trích, cho rằng với tư cách là công dân Mỹ, Dư đã có đủ lý do để chống lại nơi mình đã sinh ra. 

Dù có gương mặt Trung Quốc, những kiến thức của Dư về Trung Quốc không có sự khác biệt với những học giả Mỹ dựa vào các nguồn tài liệu thứ cấp. Sẽ là sai lầm nếu Mỹ để cho người như hắn thống trị quá trình xây dựng chính sách"

Hoàn Cầu Thời Báo nêu chỉ trích

Đằng sau chính sách cứng rắn với Bắc Kinh của Mỹ là... một người Trung Quốc - Ảnh 3.

Căng thẳng Mỹ - Trung khiến nhiều học giả lo lắng hai bên sẽ có những tính toán sai lầm dẫn tới xung đột - Ảnh chụp màn hình

Phe cứng rắn đang chiếm ưu thế

Trong một bài báo hồi tháng 6-2019, tờ Washington Post tiết lộ ông Dư đã được giao trọng trách xây dựng đại chiến lược đối phó Trung Quốc, với điều kiện chiến lược đó phải nhận được sự ủng hộ của hai đảng lớn tại Mỹ. Để hiểu ông Dư làm được gì kể từ đó, chỉ cần điểm qua một số nhận xét của các quan chức Mỹ trong vài tuần trở lại đây.

"Dư Mậu Xuân là báu vật quốc gia", trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell ca ngợi trên tờ Washington Times. "Ông ấy hiểu biết, phân tích và lý giải cặn kẽ các vấn đề hơn bất kỳ ai tôi biết".

Tại Nhà Trắng, Phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger, một người kín kẽ nhưng có tiếng nói nặng ký trong các chính sách liên quan Trung Quốc, cũng chứng thực cho năng lực của ông Dư. Ba người này đã bắt tay nhau và tạo thành một nhóm có tác động mạnh mẽ tới các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

"Ông ấy là trung tâm của cả đội. Họ là những người đã cho tôi lời khuyên làm thế nào để bảo vệ người Mỹ, các quyền tự do của chúng ta trước thách thức từ Trung Quốc", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời khi được hỏi về ông Dư.

Phần lớn giới học giả đều tin rằng căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc xuất phát từ sự thắng thế của phe cứng rắn trong chính quyền mỗi bên. 

Theo Hãng thông tấn Bloomberg, ngoài bộ ba Dư - Pottinger - Stilwell, quan điểm cứng rắn với Trung Quốc của ông Pompeo còn nhận được sự tiếp sức của Mung Chiang - một học giả gốc Trung Quốc sinh năm 1977.

Những diễn biến gần đây cho thấy dường như có sự phân vai trong chính quyền Mỹ. Trong lúc nhóm của ông Pompeo liên tục có các hành động nhắm vào Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump hầu như im lặng kể cả khi Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Trung Quốc bị đóng cửa.

Có ý kiến cho rằng ông Trump đang bận đối phó với dịch COVID-19 ở Mỹ bởi nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng tái tranh cử của ông. Lại có người cho rằng ông muốn giữ mối quan hệ tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để hồi sinh thỏa thuận thương mại sơ bộ hàng trăm tỉ USD.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ: Bắc Kinh không muốn leo thang căng thẳng với Washington

TTO - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 4-8 (giờ địa phương) nói rằng Bắc Kinh không muốn căng thẳng với Mỹ tiếp tục leo thang hơn nữa sau các hành động ăn miếng trả miếng đóng cửa tổng lãnh sự quán của nhau trong những tuần qua.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar