24/09/2009 04:14 GMT+7

Đẳng cấp về nhân cách

LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội học)
LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội học)

TT - Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

Diễn đàn “Dấn thân cho ước mơ””

Đẳng cấp về nhân cách

TT - Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

Sống không chỉ cho mình mà còn là cống hiến. Trong ảnh: năm nào chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh TP.HCM cũng lên đường vì cuộc sống cộng động - Ảnh: M.Đức

Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

Ngược lại, trong xã hội cũng có không ít người do hoàn cảnh xuất thân, nền giáo dục gia đình và nhận thức cá nhân lại chỉ muốn tìm đến những con đường, những cách thức không minh bạch để đạt được mục tiêu của mình mà bạn Hoàng Hoa (Tuổi Trẻ, 21-9-2009) là một điển hình. Với những người này, mục tiêu là quan trọng, còn phương tiện chỉ là thứ yếu, chính vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận mọi phương tiện dù là thấp hèn nhất miễn sao đạt được mục tiêu của chính mình mà thôi. Hiện tượng chạy điểm, chạy chức, chạy việc làm và những tiêu cực khác trong xã hội chính là sản phẩm của quan niệm này.

Điều cần phải nhắc nhớ ở đây là xã hội không bao giờ đứng yên mà luôn luôn vận động và phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn và văn minh hơn. Và khi xã hội càng văn minh, càng tiến bộ hơn thì sự dân chủ và minh bạch trong xã hội ngày càng tăng, do đó những “chiêu thức” tiến thân hay những phương thức đi đến mục tiêu không trung thực, không trong sáng sẽ không còn đất sống.

Cách đây năm, mười năm có ai nghĩ khi Nhà nước làm sai thì phải đền bù cho dân, nhưng hiện nay điều đó đã trở thành hiện thực. Vì thế những quan niệm “nhất thân nhì thế” chắc chắn sẽ không thể tồn tại mãi được mà sẽ chỉ những ai có thực lực, có nỗ lực tự thân mạnh mẽ mới có thể đạt được những ước mơ trong cuộc đời của mình.

Ước mơ là điều cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, bởi những nghiên cứu trong xã hội học tội phạm đã chứng minh được rằng những cá nhân thường xuyên có những hành vi lệch chuẩn và tội phạm thường là những cá nhân không có khát vọng, không có mục tiêu để hướng đến trong cuộc đời. Sở dĩ như thế là vì khi có khát vọng và mục tiêu sống, người ta sẽ nỗ lực đầu tư để đạt được chúng và do đó họ sẽ không dám thực hiện những hành vi lệch lạc hay trái luật, vì như thế sẽ phá hủy tất cả những gì họ đã đầu tư và dày công vun đắp.

Hãy xem những cậu ấm cô chiêu ngày đêm nhảy nhót ở các vũ trường, nghiện thuốc lắc xem họ có khát vọng gì trong cuộc sống không? Có lẽ là không, bởi trong đầu họ chẳng có cái gì khác ngoài hai chữ “hưởng thụ”, và xã hội sẽ không thể tiến bộ với những lớp người này.

LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội học)

------------------------------------

*Tin bài liên quan:

>> Adam Khoo: Làm nhiều hơn, đam mê hơn>> Adam Khoo: Đừng sợ thất bại khi ước mơ lớn>> Nhất thời nhì thế >> Dấn thân cho ước mơ>> Tôi đã theo đuổi ước mơ đến cùng>> Biết chấp nhận rủi ro>> Biến ước mơ thành hiện thực>> Kiên nhẫn và giữ vững niềm tin>> Cuộc đời sẽ chậm lại nếu ước mơ lụi tàn

LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội học)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar