12/04/2013 07:29 GMT+7

Đẳng cấp ca sĩ không chỉ phụ thuộc vào tiền

H.HẠNH ghi
H.HẠNH ghi

TT - Mỗi ca sĩ đều có một mức thù lao nhất định, mức thù lao đó là một trong những chỉ số phản ánh đẳng cấp, chỗ đứng cũng như kết quả của một quá trình mà họ làm nghệ thuật.

Hiện tại mức thù lao ca hát của tôi dao động trong khoảng trên dưới 50 triệu đồng/chương trình. Tuy nhiên, tùy theo mối quan hệ giữa tôi và đơn vị tổ chức mà mức này có thể tăng hoặc giảm, hoặc thậm chí là miễn phí. Với những chương trình mà tôi xác định chắc chắn rằng đơn vị tổ chức biểu diễn hoàn toàn làm từ thiện, không vì một chút lợi ích kinh tế nào thì tôi sẵn sàng hát miễn phí.

Những chương trình biểu diễn tại quê nhà như Quảng Nam - Đà Nẵng hay nơi tôi đã đi học, có gắn bó nhiều như Huế thì tôi luôn dành một sự ưu ái nhất định. Ví dụ như khi tham gia hát tại lễ hội Hành trình di sản của tỉnh Quảng Nam tổ chức năm 2006, lúc đó mức thù lao của tôi là 30 triệu nhưng tôi chỉ nhận 15 triệu. Sau khi hát xong, tôi đến thăm trường tiểu học nơi tôi học hồi nhỏ và trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, tôi tặng hết 15 triệu đồng đó luôn.

Nhưng có một điều cần nhấn mạnh ở đây: những chương trình “về quê hát” này của tôi là do chính quyền địa phương mời, không thông qua công ty tổ chức biểu diễn. Tôi muốn nói rõ ràng điều này: nếu một công ty tổ chức biểu diễn nhận tổ chức lễ hội cho địa phương và ký hợp đồng với địa phương theo kiểu lời ăn lỗ chịu (xã hội hóa rồi) thì họ phải biết liệu cơm gắp mắm mà mời ca sĩ nào theo gói kinh phí họ có, họ không được lợi dụng danh nghĩa chính quyền địa phương để ép giá ca sĩ rồi khi không được lại hô hoán lên là ca sĩ thiếu tình nghĩa với quê hương thì oan ức cho ca sĩ. Anh đã làm kinh doanh thì anh phải chấp nhận luật chơi đó.

Bên cạnh là một ca sĩ, tôi cũng là chủ phòng trà, cũng nhiều lần đứng ra với tư cách người tổ chức biểu diễn để mời ca sĩ đi hát phòng trà của mình cũng như các chương trình ca nhạc khác. Tùy theo tính chất của chương trình mà tôi đề nghị mức thù lao mình sẽ trả cho các ca sĩ mình mời. Có những ca sĩ rất dễ thương như Quang Dũng chẳng hạn: khi Dũng biết mục đích ý nghĩa chương trình thì Dũng chấp nhận mức thù lao cho cả hai phía đều vừa lòng chứ không hét giá hoặc làm chảnh.

Một số ca sĩ khác thì không được như vậy: họ đòi hỏi giá quá cao, đến 5.000 USD, hay như có ca sĩ chưa phải ngôi sao nhưng sau vài chương trình truyền hình thì đòi tăng giá đến 50 triệu đồng, dù trước đó catsê chỉ khoảng 10 hay 15 triệu đồng.

Thường các ca sĩ này có người quản lý và người quản lý sẽ thay mặt họ trong việc điều đình giá cả. Nhưng điều đáng chú ý là các quản lý này thường rất cứng nhắc. Đáng lý ra với mỗi chương trình, họ nên có sự bàn bạc chi tiết cụ thể với “nhân vật chính” và bản thân “nhân vật chính” phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tính chất, mức độ từng chương trình để “được người được ta” chứ không chỉ khăng khăng theo kiểu đẳng cấp của tôi là vậy, tôi không hát nếu không nhận được số tiền đó.

Suy cho cùng, đẳng cấp của một ca sĩ tùy thuộc vào nhiều thứ chứ không chỉ là số tiền thù lao mà họ được nhận trong một chương trình. Nếu bạn đi hát ở một sân khấu theo kiểu “chuồng gà” mà thù lao của bạn cao ngất ngưởng thì thù lao ấy cũng chẳng thể hiện đẳng cấp của bạn. Nó chỉ đơn thuần là tiền nhiều mà thôi.

* Đạo diễn Phạm Hoàng Nam:

Thuận mua vừa bán

Hiện nay, trong thời điểm kinh tế khó khăn, làm một sô ca nhạc không dễ bán hết vé. Việc đầu tiên của người làm kinh doanh tổ chức biểu diễn là phải cân đo đong đếm và tính toán các khoản chi cho hợp lý. Tôi giả định như một bầu sô làm chương trình có kinh phí tổng cộng là 1 tỉ đồng thì không thể chi catsê cho một ca sĩ đến 100 triệu đồng vì không phải chỉ có một ca sĩ mà còn nhiều ca sĩ nữa và không phải chỉ chi cho ca sĩ mà còn rất nhiều thứ khác: đạo diễn, biên tập âm nhạc, mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng...

Chính vì vậy theo tôi, mức giá catsê là 6.000 USD không phù hợp với các sô kinh doanh bán vé. Mức này chỉ phù hợp với những sô lễ hội (có kinh phí nhà nước bỏ ra) hoặc sô sự kiện có tài trợ của các nhà tài trợ chịu chi số tiền lớn với yêu cầu bắt buộc phải có đích danh ca sĩ mà họ mong muốn...

Với những sô ca nhạc lấy tiền bán vé làm doanh thu, nhà tổ chức sẽ chọn những ca sĩ nào phù hợp với chương trình và có mức catsê phù hợp với ngân sách họ có. Mức catsê đó là tùy thuộc từng trường hợp cụ thể và thỏa thuận cụ thể giữa ca sĩ và nhà tổ chức biểu diễn, không có một mức cố định nào, nhưng chỉ có tiêu chí quan trọng nhất theo kiểu thị trường thuận mua vừa bán: đây, tôi có bao nhiêu tiền trả anh, anh đồng ý thì tham gia, không thì thôi, chẳng ai ép ai, đôi bên cùng có lợi.

H.HẠNH ghi

H.HẠNH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar