06/07/2017 15:10 GMT+7

​Dân TP.HCM thuê đất, thuê người trồng rau sạch để ăn

MAI HOA - MAI HƯƠNG
MAI HOA - MAI HƯƠNG

TTO - Đại biểu Lê Trương Hải Hiếu nêu thực tế trên với giám đốc Sở NN&PTNT TP trong phiên chất vấn sáng 6-7 kỳ họp HĐND TP.HCM.

Đại biểu Lê Trương Hải Hiếu, phát biểu chất vấn tại kỳ họp thứ năm, HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung 

Theo đại biểu Hiếu, nhu cầu về ăn sạch của người dân TP đang rất được quan tâm. Hiện nay, nhiều hộ gia đình có điều kiện đang cùng nhau hùn tiền thuê một khu đất, thuê người trồng rau sạch để ăn.

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Thúy cũng nêu hiện ở TP đang có mô hình thuê đất trồng rau, hình thành các cơ sở trồng trọt xen cài trong khu dân cư hoặc các khu vực ngoại thành.

Mô hình này rất được ưa chuộng vì mang lại nguồn lợi nhất định cho người dân trong bối cảnh nhu cầu rau sạch, rau an toàn đang rất bức thiết.

“Có giải pháp nào hỗ trợ cho mô hình này, đồng thời có cơ chế giám sát như thế nào để có sản phẩm sạch đúng nghĩa?”, bà Thúy đặt câu hỏi.

Trả lời những câu hỏi này, Giám đốc sở NN&PTNT Nguyễn Phước Trung cho rằng, mô hình thuê đất trồng rau là mô hình tốt, vừa giúp người dân TP được thư giãn, vừa có rau ăn.

“Chúng tôi cũng sẽ tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ quy trình kỹ thuật, kiểm soát chất lượng đối với các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện mô hình này”, ông Trung nói.

Ông Nguyễn Phước Trung, giám đốc Sở NN&PTNT TP - trả lời chất vấn của các đại biểu - Ảnh: Tự Trung

Tuy nhiên, ông Trung chia sẻ thêm, mặc dù Sở NT&PTNT đã cố gắng gắn bà con nông dân với doanh nghiệp, mong muốn bà con cho thuê đất để doanh nghiệp làm nông nghiệp, nhưng rất khó.

Bà con nông dân lưỡng lự, dù năng suất sản xuất không cao và sản phẩm cũng không có giá trị cao.

TP có mô hình nhỏ nào để hỗ trợ bà con?

Đại biểu Tăng Hữu Phong phát biểu chất vấn tại kỳ họp - Ảnh: Tự Trung 

Bên cạnh những ý kiến về quy hoạch phát triển nông nghiệp, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp…, các đại biểu cũng đặt câu hỏi về đời sống người nông dân hiện nay.

Đại biểu Tăng Hữu Phong đặt vấn đề với tình hình sản xuất nông nghiệp như hiện nay, thì thu nhập của người nông dân như thế nào, có đảm bảo được mức sống của người dân trong điều kiện chi phí cao như hiện nay hay không?

Ông Phong cũng nêu thực trạng một phần đất ngoại thành bỏ hoang khá nhiều do con em nông dân đã vào làm ở các công ty xí nghiệp nên không còn lao động. Mặt khác nếu sản xuất cũng không đủ quy mô tạo ra lợi nhuận.

“Thành phố có mô hình gì ở quy mô nhỏ để hỗ trợ bà con không?”, ông Phong đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Phước Trung nói, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vấn đề thu nhập hết sức được quan tâm. Thực tế, khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị ở TP.HCM ngày càng thu hẹp.

Mức thu nhập trung bình của người dân khu vực nông thôn năm 2015 là 41,47 triệu đồng/người/năm, năm 2016 đạt 43,4 triệu đồng/người/năm.

Ghi nhận ý kiến về đất ngoại thành bỏ hoang, quy mô nhỏ khó sản xuất đạt lợi nhuận, ông Trung nói: “Chúng tôi tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nghiên cứu để có thêm nhiều mô hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm”.

MAI HOA - MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới ở Sơn La

Sơn La nằm trong số 11 địa phương không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Sơn La có 75 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường, 67 xã.

Địa chỉ, trụ sở làm việc 75 xã, phường mới ở Sơn La

Địa chỉ trụ sở UBND, trung tâm hành chính công 38 xã, phường ở Lai Châu

Sau khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu có 38 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã và 2 phường. Trong đó có 2 xã không thực hiện sắp xếp là xã Mù Cả, xã Tà Tổng.

Địa chỉ trụ sở UBND, trung tâm hành chính công 38 xã, phường ở Lai Châu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư?

Chiều 2-7, tại trụ sở phường Đống Đa (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri thuộc đơn vị bầu cử số 1 sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư?

Hải Phòng bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố

Chiều 2-7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ khối Đảng, các cơ quan chuyên môn thuộc HĐND và UBND thành phố.

Hải Phòng bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt thành phố

Đồng Tháp trao quyết định bổ nhiệm các cơ quan tỉnh ủy và 10 giám đốc sở

Chiều 2-7, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp trao các quyết định công tác cán bộ sau khi thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các cơ quan thuộc UBND tỉnh.

Đồng Tháp trao quyết định bổ nhiệm các cơ quan tỉnh ủy và 10 giám đốc sở

Tổng biên tập Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất là ông Nguyễn Ngọc Tâm

Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất có tổng biên tập là ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Cần Thơ (cũ), và có 10 phó tổng biên tập.

Tổng biên tập Báo và Phát thanh truyền hình Cần Thơ sau hợp nhất là ông Nguyễn Ngọc Tâm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar