27/01/2025 18:31 GMT+7

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà, biết gian nan phía trước nhưng đó là quê hương

Đây là những hình ảnh sẽ làm ta rơi nước mắt: hành trình trở về nhà của những người Palestine phải đi lánh nạn khi quân đội Israel tràn vào Dải Gaza qua ống kính của Hãng tin Reuters.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 1.

Ngày 27-1, hàng chục ngàn người Palestine đã bắt đầu trở về nhà ở thành phố Gaza và phía bắc của vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này sau 15 tháng buộc phải di dời do xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel bùng phát.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 2.

Hành trình trở về nhà, dù biết đã đổ nát cả, với những người đi tị nạn là niềm vui vô bờ. Hôm 26-1, Văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố người dân Palestine đã có thể bắt đầu trở về phía bắc Dải Gaza sau khi nước này và Phong trào Hamas đạt thỏa thuận ngày 26-1 về việc thả thêm 6 con tin. Theo văn phòng trên, Hamas sẽ thực hiện việc thả 3 con tin vào ngày 30-1 và 3 người nữa vào ngày 1-2.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 3.

Sau 15 tháng chạy trốn chiến tranh, người dân Palestine ở Gaza gần như chẳng còn của cải. Ngày 26-1, Nội các Ai Cập cho biết Quỹ Tahya Misr của nước này đã cung cấp đoàn xe chở 4.200 tấn thực phẩm và viện trợ nhân đạo, cùng 11 xe cứu thương có trang thiết bị cần thiết để cứu trợ người dân Palestine ở Gaza. Đây là chuyến viện trợ và cứu trợ thứ 5 do Quỹ Misr và các tổ chức xã hội tiến hành.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 4.

Hàng chục ngàn người Palestine đã bắt đầu trở về nhà ở thành phố Gaza và phía bắc Dải Gaza thông qua đường Salahudeen. Họ nhẫn nại nối đuôi nhau và có những người phải đi bộ.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 5.

Không ít gia đình trở về bằng xe ngựa kéo và trước mắt họ là cảnh hoang tàn vì đạn bom. Tổng giám đốc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) Achim Steiner cho biết gần 65% các công trình tại Dải Gaza đã bị tàn phá và việc xử lý khoảng 42 triệu tấn đất đá sẽ rất nguy hiểm và phức tạp. Ước tính khoảng 65 - 70% các công trình tại Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hại hoàn toàn. Theo đó, UNDP ước tính xung đột Hamas - Israel kéo dài 15 tháng qua khiến kinh tế Gaza tụt hậu như giai đoạn cách đây khoảng 60 năm. Cũng vì sự "nát bươm" sau 15 tháng xung đột này mà Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Dải Gaza đã trở thành một "địa điểm bị phá hủy". Ông muốn Ai Cập và Jordan tiếp nhận người Palestine từ Gaza. Việc di dời cư dân Gaza có thể được thực hiện tạm thời hoặc có thể lâu dài để tạo điều kiện cho việc tái thiết nhanh chóng.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 6.

Sự nhẫn nhịn đến cùng cực của phụ nữ Palestine. Trong thời gian xung đột, phụ nữ và trẻ em Palestine là những thành phần xã hội chịu thiệt thòi nhiều nhất. Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc cho biết hơn 4.200 xe tải cứu trợ đã vào Gaza trong 6 ngày đầu tiên kể từ khi Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn hôm 19-1 thông qua vai trò trung gian của Ai Cập, Qatar và Mỹ.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 7.

Người đàn ông Palestine thực hiện nghi thức hôn đất mẹ khi bắt đầu bước chân vào vùng phía bắc Gaza. Ý tưởng của ông Trump về việc "gửi tạm" người dân Gaza sang các nước láng giềng hiện đang bị phản đối dữ dội. Ngày 27-1, Liên đoàn Ả Rập (AL) đã lên án mạnh mẽ các động thái nhằm đẩy người Palestine ra khỏi vùng đất của họ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di chuyển người Palestine ở Gaza đến Ai Cập và Jordan. Trong một tuyên bố, Ban Thư ký AL nêu rõ: "Việc di dời và trục xuất người Palestine ra khỏi vùng đất của họ chỉ có thể được gọi là thanh lọc sắc tộc. Những nỗ lực nhằm trục xuất người Palestine ra khỏi vùng đất của họ, dù bằng cách di dời, sáp nhập hay mở rộng khu định cư, đã được chứng minh là thất bại trong quá khứ".

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 8.

Biển người Palestine trên đường đi bộ trở về nhà ở bắc Dải Gaza. Bộ Ngoại giao Ai Cập đã ra tuyên bố bác bỏ bất kỳ sự vi phạm nào đối với các quyền bất khả xâm phạm của người Palestine, dù bằng cách định cư hoặc sáp nhập đất đai, hay bằng cách giảm dân số thông qua việc cưỡng bức di dời hoặc trục xuất người Palestine ra khỏi vùng đất của họ. Ngày 26-1, Bộ Ngoại giao Ai Cập kêu gọi thực thi giải pháp hai nhà nước, đồng thời cảnh báo giải pháp này sẽ bất khả thi nếu người Palestine bị trục xuất khỏi vùng lãnh thổ của họ.

Dân tị nạn Gaza rồng rắn về nhà - Ảnh 9.

Dẫu biết phía trước còn vô vàn khó khăn để trở lại cuộc sống thường nhật, người dân Gaza vẫn quyết tâm. Liên hợp quốc cho biết xung đột giữa Israel và Hamas khiến kinh tế Gaza bị tụt hậu 60 năm, đồng thời cảnh báo việc huy động hàng chục tỉ USD cần thiết để tái thiết vùng lãnh thổ này sẽ là một nhiệm vụ khó khăn.

Vui buồn lẫn lộn khi người dân Palestine trở về Dải Gaza

Khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực, người dân Palestine trở về Dải Gaza với tâm trạng lẫn lộn: vừa vui mừng vì hòa bình tạm thời đã đến, vừa đau buồn trước những tổn thất nặng nề mà chiến tranh để lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar