14/06/2019 21:52 GMT+7

Dân Philippines 'la làng' vì đội tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Ngư dân Philippines bày tỏ lo ngại khi Trung Quốc phớt lờ lời phản đối của nước này về vấn đề các tàu Trung Quốc tràn xuống Biển Đông bắt sò tai tượng, phá hủy môi trường biển nghiêm trọng.

Dân Philippines la làng vì đội tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc - Ảnh 1.

Hình ảnh của Hải quân Philippines công bố tháng 4-2012 cho thấy lực lượng chức năng Philippines kiểm tra một tàu cá Trung Quốc chất đầy sò tai tượng sau khi bị chặn lại ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn này sau đó bị Trung Quốc chiếm và kiểm soát - Ảnh: Hải quân Philippines

Ngày 14-6, một nhóm ngư dân Philippines bày tỏ lo ngại khi Bắc Kinh phớt lờ lời phản đối từ Manila, theo đó yêu cầu các tàu dừng ngay hoạt động khai thác ở khu vực nơi cả Philippines và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền.

Ông Nards Cuaresman - người đứng đầu một nhóm ngư dân tại thị trấn Masinloc thuộc tỉnh Zambales của Philippines giáp với Biển Đông - nói chính lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã sử dụng các máy cào cỡ lớn lắp trên các tàu nhỏ để phá lớp san hô bên trên và đào sâu vào một khu vực rộng 150km2.

Sau đó, những con sò tai tượng nằm dưới biển sẽ được đưa lên một tàu mẹ lớn hơn.

"Họ cũng sử dụng một loại búa chuyên dùng dưới nước, phá lớp san hô chỉ để bắt sò tai tượng. Nếu chính phủ không làm gì đó để can thiệp thì trong 2 năm tới, tất cả san hô và sò tai tượng (ở bãi cạn Scarborough) sẽ biến mất" - báo South China Morning Post dẫn cảnh báo của ông Cuaresman.

Vị này cho biết mặc dù đầu năm nay, Philippines đã gửi công hàm ngoại giao phản đối, lực lượng dân quân biển Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác sò tai tượng ở bãi cạn Scarborough.

Hơn nữa, ông Cuaresma cho biết trái với những gì chính phủ Trung Quốc hứa hẹn, ngư dân địa phương Philippines hiện vẫn không thể đánh bắt tự do ở bãi cạn Scarborough khi cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên "ngăn chặn và quấy rối" họ.

Bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km, vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý thuộc yêu sách Philippines, song đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 2012.

Ông Jay Batongbacal - giám đốc Viện các vụ hàng hải và luật biển thuộc Đại học Philippines - cho biết những con sò tai tượng đã được Philippines thả xuống khu vực bãi cạn Scarborough vào thập niên 1980, trong khi các tàu cá Trung Quốc bắt đầu khai thác vào năm 2003.

Thông thường người Trung Quốc sẽ bỏ đi phần thịt của sò tai tượng và chỉ giữ phần vỏ. Từ bãi cạn Scarborough, người Trung Quốc chuyển các vỏ sò tai tượng tới tỉnh Hải Nam, nơi người ta sẽ mua lại và khắc thành các món hàng bắt mắt.

"Đó là một sự thay thế cho ngà voi. Một số vỏ sò tai tượng còn được dùng làm đồ trang sức" - ông Batongbacal giải thích về việc khai thác sò tai tượng ồ ạt của tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

TTO - Sau hơn 2 năm vắng bóng, những tàu của Trung Quốc chuyên săn sò tai tượng quý hiếm đã xuất hiện ở bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 6 tháng qua.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Ông Trump nói đàm phán ngay, Nga cho rằng không thể có thời hạn cố định

Nga nói quá trình để Matxcơva và Kiev thống nhất về dự thảo bản ghi nhớ hòa bình và ngừng bắn sẽ rất phức tạp, do đó không thể có thời hạn cố định.

Ông Trump nói đàm phán ngay, Nga cho rằng không thể có thời hạn cố định

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Tổng thống Trump đổ lỗi cho chính quyền tiền nhiệm vì đã chuyển lượng lớn tiền thuế của người dân Mỹ vào cuộc xung đột Nga - Ukraine mà "đáng lẽ là vấn đề của châu Âu".

Ông Trump: Chiến sự Ukraine là mớ hỗn độn, lẽ ra Mỹ không nên dính líu

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Các lãnh đạo châu Âu đồng loạt vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc điện đàm quan trọng với ông Putin ngày 19-5, nhằm tránh nguy cơ Washington thỏa hiệp với Matxcơva mà phớt lờ lợi ích của Ukraine.

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar