26/05/2019 18:39 GMT+7

Dân Philippines cầu cứu chính quyền diệt Abu Sayyaf

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Ít nhất 2 trẻ nhỏ đã thiệt mạng và nhiều người bị thương khi khoảng 30 tay súng phiến quân Abu Sayyaf tấn công các binh sĩ Philippines tại một thị trấn ven biển ở tỉnh Sulu, miền nam nước này.

Dân Philippines cầu cứu chính quyền diệt Abu Sayyaf - Ảnh 1.

Cảnh sát và binh sĩ Philippines phong tỏa hiện trường một vụ tấn công ở TP Jolo, tỉnh Sulu ngày 27-1-2019 - Ảnh: AFP

Theo báo New York Times, ngày 26-5, đại diện quân đội Philippines cho biết vụ tấn công xảy ra vào tối 25-5 khi một trung đội đến thảo luận về các dự án phát triển cộng đồng tại ngôi làng thuộc thị trấn Patikul.

Cuộc đấu súng giữa các binh sĩ và nhóm phiến quân kéo dài trong 30 phút. Trong số những người thiệt mạng có một bé 1 tuổi và một trẻ 12 tuổi. Những người bị thương bao gồm 5 binh sĩ và 2 dân thường.

Trong khi đó, 6 phần tử khủng bố cũng đã bị tiêu diệt và 7 đối tượng bị thương.

Đại úy Jaime Abibas thuộc Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Philippines kể lại với Hãng tin AP: "Người dân làng kêu gọi chúng tôi giúp đỡ họ vì bọn Abu Sayyaf sẽ giết họ và san phẳng ngôi làng nếu vào được".

Cuộc đấu súng khá căng thẳng vì lực lượng quân đội phải kiêm thêm việc bảo vệ người dân vô tội nằm giữa hai làn đạn.

Tướng Divino Rey Pabayo Jr., chỉ huy Lực lượng tác chiến hỗn hợp Sulu, phân tích: "Cái chết của hai đứa trẻ vô tội và việc những người dân thường bị thương càng cho thấy những hành động trong vô vọng của nhóm Abu Sayyaf nhằm gieo rắc sợ hãi trong dân chúng".

Dân Philippines cầu cứu chính quyền diệt Abu Sayyaf - Ảnh 2.

Bức tường nhà loang lổ vết đạn ở TP Marawi, tỉnh Nam Lanao, Philippines. Thành phố này bị bỏ hoang suốt hai năm từ cuộc tấn công khủng bố chiếm giữ thành phố ngày 23-5-2017 - Ảnh: REUTERS

Nhóm Abu Sayyaf hoạt động mạnh tại miền nam Philippines từ đầu những năm 1990 nhằm thiết lập một nhà nước Hồi giáo tại đây.

Chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte đã quyết định lập một đơn vị quân đội chuyên truy quét các phần tử Abu Sayyaf.

Thành phố Jolo là một căn cứ của Abu Sayyaf, lực lượng hoạt động tại các vùng biển và đảo ở phía tây Mindanao, nổi tiếng với các vụ cướp biển và bắt cóc con tin, trong đó có người nước ngoài, để đòi tiền chuộc.

Nhóm này khét tiếng với hàng loạt vụ bắt cóc và đánh bom tại khu vực này, trong đó có 2 vụ đánh bom liên tiếp vào một nhà thờ ở thành phố Jolo, thuộc tỉnh Sulu ngày 27-1 vừa qua, khiến hơn 20 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

Hai vụ đánh bom nói trên xảy ra ít ngày sau khi nhiều tỉnh thành trên cả nước Philippines phê chuẩn Luật Bangsamoro - một đạo luật mới mở đường cho việc thiết lập một vùng tự trị rộng lớn hơn cho người Hồi giáo Philippines tại Mindanao - thành trì của phiến quân Hồi giáo.

Dân Philippines cầu cứu chính quyền diệt Abu Sayyaf - Ảnh 3.

Thành phố ở TP Marawi, tỉnh Nam Lanao, Philippines bị bỏ hoang suốt hai năm từ cuộc tấn công khủng bố chiếm giữ thành phố ngày 23-5-2017 - Ảnh: REUTERS

Việc phê chuẩn đạo luật này được kỳ vọng sẽ mang lại hòa bình và phát triển cho khu vực miền nam Philippines sau nhiều thập kỷ xung đột khiến hàng ngàn người thiệt mạng và khiến vùng đất này đói nghèo.

Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Sulu, trong đó có thành phố Jolo, đã bác bỏ đạo luật trên trong một cuộc trưng cầu ý dân hôm 21-1-2019. Trong khi đó, Ủy ban Bầu cử Philippines khẳng định đạo luật trên đã được phê chuẩn sau khi nhận được 1,5 triệu phiếu ủng hộ của cử tri.

Vào ngày 12-12-2018, Quốc hội Philippines đã thông qua việc gia hạn tình trạng thiết quân luật tại đảo Mindanao thêm 12 tháng sau khi Tổng thống Duterte đề xuất các biện pháp an ninh siết chặt nhằm ngăn chặn việc các nhóm Hồi giáo cực đoan quay trở lại khu vực miền Nam trên.

Với 235 phiếu thuận và 28 phiếu chống, các nghị sĩ Philippines đã thông qua việc duy trì lệnh thiết quân luật tại Midanao đến cuối năm 2019. Đây là lần thứ ba Philippines phải gia hạn tình trạng này tại Mindanao.

Trước đó, tình trạng thiết quân luật được ban bố tại Mindanao vào ngày 23-5-2017, tức thời điểm các phần tử khủng bố thuộc nhóm Maute và Abu Sayyaf tấn công thành phố Marawi. 

Dân Philippines cầu cứu chính quyền diệt Abu Sayyaf - Ảnh 4.

Ông Abdul Gani, 49 tuổi, may vá kiếm sống trong lều bạt tạm thời ở trại sơ tán ở TP Marawi, tỉnh Nam Lanao. Hàng ngàn người dân như ông đã phải từ bỏ nhà cửa sống tạm bợ trong khi chờ tình hình TP Marawi ổn định trở lại và được chính phủ tái thiết - Ảnh: REUTERS

Theo Hiến pháp 1987, lệnh thiết quân luật có hiệu lực trong 60 ngày, nhưng theo đề nghị của Tổng thống Duterte, Quốc hội đã gia hạn tình trạng thiết quân luật tới ngày 31-12-2017.

Sau đó, ông Duterte lại nhất trí "trên nguyên tắc" dựa trên khuyến cáo của lực lượng an ninh về việc gia hạn tình trạng này tại Mindanao thêm 1 năm.

Cuộc xung đột kéo dài suốt 5 tháng tại Marawi năm 2017 đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và 500.000 người phải đi lánh nạn.

Mặc dù Marawi đã được giải phóng, song quân đội Philippines cho rằng phiến quân Maute vẫn là mối đe dọa đối với khu vực vì các phần tử còn lẩn trốn vẫn đang tìm cách tuyển mộ các thành viên mới.

Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar