25/01/2018 15:01 GMT+7

Dân phản đối xáng cạp, lãnh đạo huyện mong 'bà con thấu hiểu'

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Tỉnh An Giang cho phép doanh nghiệp nạo vét sông Hậu với mục đích hạn chế sạt lở bờ, nhưng người dân trên địa bàn không đồng ý, đòi rút ngay xáng cạp ra khỏi lòng sông.

Dân phản đối xáng cạp, lãnh đạo huyện mong bà con thấu hiểu - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Huynh - phó chủ tịch UBND huyện An Phú (An Giang) đối thoại với người dân về dự án nạo vét sông Hậu - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Nguyễn Ngọc Huynh - phó chủ tịch UBND huyện An Phú, An Giang - hôm nay 25-1 đã có buổi đối thoại với 45 hộ dân ở xã Vĩnh Trường liên quan đến việc hàng chục hộ dân kéo nhau ra giữa sông phản ứng xáng cạp nạo vét sông Hậu vừa qua.

Mở đầu buổi đối thoại, đại diện Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thông tin về việc khảo sát, đánh giá toàn diện dự án "Nạo vét chỉnh trị dòng chảy, hạn chế sạt lở đoạn sông Hậu thuộc xã Châu Phong, thị xã Tân Châu và xã Vĩnh Trường, Đa Phước, huyện An Phú, An Giang" được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

Dự án này do Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Minh Thư thi công trong 2 năm, với chiều dài đoạn nạo vét là 1,4km, rộng 130-180m và sâu 11m. Tổng trữ lượng cát thu hồi được ước khoảng 700.000m3

Mục đích chính của dự án là hạn chế sạt lở bờ xã Châu Phong, đồng thời khơi thông luồng chảy sông Hậu.

Dân phản đối xáng cạp, lãnh đạo huyện mong bà con thấu hiểu - Ảnh 2.

"Bà con sẵn sàng hy sinh cho lấy cát lấp qua nơi sạt lở bờ Châu Phong chứ không thể cho lấy cát 2 năm nơi này được", người dân nằm trong khu vực dự án lên tiếng - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tuy nhiên, tại buổi đối thoại, các hộ dân có mặt bày tỏ không đồng ý với dự án. Bà con lo ngại sạt lở và cho rằng dự án triển khai đến 2 năm là quá dài. Bà con yêu cầu chính quyền rút ngay những xáng cạp đang đậu giữa sông Hậu.

Bà Phạm Thị Chi, 47 tuổi, phát biểu tại buổi đối thoại: Nếu triển khai dự án này thì 80 hộ dân trong khu vực sẽ có nguy cơ sạt lở và sụp nhà xuống sông Hậu bất cứ lúc nào, vì nơi này là đất bùn pha cát được bồi lấp nhiều năm qua.

Một người dân khác tên Thúy nói: "Tôi tha thiết yêu cầu chính quyền nếu thương dân thì hãy rút ngay xáng cạp đi nơi khác. Chúng tôi không đồng tình nạo vét cát nơi này vì bên kia sông đã sạt lở nặng lắm rồi. Nếu tiếp tục múc cát thì nơi này sẽ sụp mất đất, mất nhà hết".

Dân phản đối xáng cạp, lãnh đạo huyện mong bà con thấu hiểu - Ảnh 3.

Xáng cạp lấy cát đã xuất hiện trên sông từ trước khi chính quyền họp dân để bàn về dự án - Ảnh: BỬU ĐẤU

Giải đáp thắc mắc của bà con, ông Hồ Văn Quý - trưởng phòng Khoáng sản, Sở TN-MT An Giang khẳng định dự án có lợi cho người dân.

"Hiện tại bờ xã Vĩnh Trường đã bồi lấp 3/4 dòng sông rồi. Nếu không nạo vét chỉnh trị dòng chảy và làm bờ kè bên xã Châu Phong thì dòng nước xoáy hàng năm sẽ ăn sâu vào bờ xã Châu Phong và thậm chí có thể xóa sổ cả xã này", ông Quý nói.

"Những băn khoăn lo sạt lở của bà con thì Sở TN-MT thấu hiểu hết. Tuy nhiên, dự án này hoàn toàn có lợi cho bà con, không thể nào gây sạt lở được, bởi nạo vét cách đường bờ hai bên sông Hậu 60-100m. Nghiên cứu cho thấy khu vực này mỗi năm bồi lắng khoảng 92 tấn, sau nạo vét lần này thì 7-10 năm sau khu vực này sẽ tiếp tục bồi lắng nữa. Việc sạt lở như bà con lo lắng là không thể xảy ra".

Ông Hồ Văn Quý cũng cam kết nếu trong quá trình thực hiện có xảy ra sự cố, Sở sẽ đề nghị dừng ngay dự án này.

Kết luận buổi đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Huynh cho biết sẽ chuyển các ý kiến để UBND tỉnh xem xét.

"Mong bà con hiểu và thông cảm cho chính quyền. Hiện nay tình trạng sạt lở ở Châu Phong đã và đang diễn ra nghiêm trọng. Nếu không có giải pháp kịp thời hạn chế bờ Châu Phong sạt lở và ổn định dòng chảy tránh sạt lở cho bờ Vĩnh Trường thì trong thời gian tới, sạt lở sẽ xóa mất cả đường bờ Châu Phong, nước sẽ tấn công hàng ngàn ha lúa 3 vụ của bà con bên đó, thiệt hại sẽ rất lớn", ông Huynh nói.

Trước đó, ngày 16-1, vì lo ngại sạt lở do việc nạo vét sông Hậu, hàng chục hộ dân ở ấp Vĩnh Nghĩa, xã Vĩnh Trường đã kéo nhau ra giữa sông để phản ứng với xáng cạp đang hút cát. Bà con đã quay phim và đưa lên mạng xã hội, tạo dư luận bức xúc trong khoảng thời gian đầu tháng 1-2018.

Dân phản đối xáng cạp, lãnh đạo huyện mong bà con thấu hiểu - Ảnh 4.

Từ lúc có sà lan và xáng cạp vào lấy cát, người dân ăn ngủ không yên vì lo sợ sạt lở - Ảnh: BỬU ĐẤU

BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM chuẩn bị kiểm định xe máy

Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết TP.HCM sẽ tập trung chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng để đáp ứng việc kiểm định xe máy trong thời gian tới.

TP.HCM chuẩn bị kiểm định xe máy

Lấy ý kiến danh sách 3 bộ trưởng trả lời chất vấn Quốc hội

Đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn 2 trong 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành dự kiến chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Lấy ý kiến danh sách 3 bộ trưởng trả lời chất vấn Quốc hội

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

TP.HCM còn tồn đọng gần 120.000 hồ sơ đăng ký sát hạch lái xe. Sắp tới, việc tổ chức sát hạch như thế nào để vừa giải quyết hồ sơ cũ, vừa phục vụ người dân đăng ký sát hạch mới một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất?

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

Thời tiết hôm nay 16-5: Nắng nóng quay lại Nam Bộ nhưng chiều tối vẫn mưa

Hôm nay 16-5, thời tiết các tỉnh Bắc Bộ mưa rào đến mưa to. Nam Bộ nắng, chiều tối mưa rào kèm dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 16-5: Nắng nóng quay lại Nam Bộ nhưng chiều tối vẫn mưa

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar