23/12/2017 14:45 GMT+7

Đàn ông thường mật khẩu là 'password' còn phụ nữ thích tên người yêu

CAO CƯỜNG
CAO CƯỜNG

TTO - Một cuộc khảo sát mới đây đã cho thấy sự khác nhau trong cách mật khẩu giữa đàn ông và phụ nữ.

Đàn ông thường mật khẩu là password còn phụ nữ thích tên người yêu - Ảnh 1.

Ảnh: EPC Group.

Các cuộc tấn công an ninh mạng và rò rỉ dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trái với hiện thực đó, dường như thói quen quản lý mật khẩu của người dùng vẫn không có nhiều thay đổi. Các nhà nghiên cứu bảo mật vẫn tiếp tục than thở với những lựa chọn đặt mật khẩu tệ hại như "123456".

Mới đây, nhóm tư vấn công nghệ EPC Group đã đưa ra một cuộc khảo sát mới đã cho thấy sự khác nhau trong cách mật khẩu giữa đàn ông và phụ nữ. Cuộc khảo sát chủ yếu được tiến hành tại Mỹ.

Theo đó, nam giới có xu hướng sử dụng từ "password" làm mật khẩu gấp 2,8 lần so với phụ nữ. Mặc dù "password" liên tục nằm trong nhóm mật khẩu nguy hiểm không nên sử dụng nhưng nam giới dường như rất thích lựa chọn không an toàn này.

Trong khi đó, phụ nữ có khuynh hướng lựa chọn mật khẩu đa dạng hơn và gấp 1,5 lần nam giới trong việc sử dụng bốn từ trở lên khi tạo mật khẩu. Các từ phổ biến nhất được phụ nữ sử dụng khi tạo mật khẩu là tên của người yêu hoặc thú cưng, và ít phổ biến nhất là số an sinh xã hội.

Đàn ông thường mật khẩu là password còn phụ nữ thích tên người yêu - Ảnh 2.

Ảnh: Jacob Ufkes/Unsplash

EPC cho biết: "33% người được khảo sát không sử dụng bất kỳ thông tin cá nhân điển hình nào của mình khi tạo mật khẩu. Có ít hơn 37% số người được khảo sát thừa nhận rằng họ chỉ thay đổi mật khẩu khi trang web yêu cầu. Khoảng 16% cho biết họ thay đổi mật khẩu theo mỗi quý còn 10% khác nói rằng họ không bao giờ làm như vậy."

Mặc dù đã có lời khuyên nhiệt tình từ các chuyên gia và các nhà nghiên cứu về việc lưu trữ mật khẩu một cách an toàn, 43% người được hỏi cho biết họ vẫn viết mật khẩu ra giấy để nhớ, 36% khóa danh sách mật khẩu trong két sắt, 13% ghi mật khẩu trên một tài liệu được bảo vệ bằng mật khẩu và khoảng 8% đã lưu nó trong máy tính.

EPC nhận định: "Bảo mật mật khẩu là điều cần thiết để bảo vệ danh tính và tự bảo vệ mình khỏi rủi ro. Hãy chắc chắn không sử dụng thông tin cá nhân khi tạo mật khẩu, không chia sẻ mật khẩu trừ khi cần thiết, không lưu nó trên máy tính và nhớ thay đổi nó thường xuyên."

CAO CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Các vụ tấn công vào máy tính được sử dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp tại các công trình xây dựng và nhà máy, đang gia tăng mạnh.

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Một ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục xuất nhập khẩu trong cùng một nền tảng logistics số lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Dữ liệu trên cloud, bạn có thật sự quản lý?

Bạn tạo ra dữ liệu và lưu nó lên cloud. Nhưng nếu một ngày bạn bị khóa quyền truy cập thì liệu dữ liệu ấy còn là của bạn nữa không?

Dữ liệu trên cloud, bạn có thật sự quản lý?

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Chatbot Grok của tỉ phú Musk bị chỉ trích vì có thể lan truyền ngôn từ thù địch thông qua dữ liệu huấn luyện và tài liệu tổng hợp của nó.

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời thực đang ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau trong các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Hé lộ trình duyệt mới của OpenAI: Tích hợp AI, thách thức Google Chrome

Trình duyệt mới của OpenAI dự kiến chính thức ra mắt trong vài tuần tới, hứa hẹn mang lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt nhờ tích hợp giao diện trò chuyện giống ChatGPT.

Hé lộ trình duyệt mới của OpenAI: Tích hợp AI, thách thức Google Chrome
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar