03/04/2017 11:14 GMT+7

Dàn nhạc Đông Nam Á  bước chạy đà khá lạ

BÙI DŨNG
BÙI DŨNG

TTO - Trong tầm nhìn 5 năm xây dựng Dàn nhạc Đông Nam Á (SEA Sound), chương trình Đêm vô thức Tây Bắc diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 3 như sự khai mở cho một dự án âm nhạc đầy tham vọng.

Các nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ nhiều dân tộc khác nhau trong Đêm vô thức Tây Bắc - Ảnh: L.P.

Khuôn viên của đêm trình diễn là phòng thu của Trung tâm thể nghiệm âm nhạc Phù Sa Lab. Sân khấu vừa đủ cho 25 nghệ sĩ trực tiếp biểu diễn, gồm cả nhạc trưởng.

Các nghệ sĩ và khán giả cách nhau chỉ vài bước chân và số người thưởng thức trên khán đài dù đông kín nhưng chỉ gấp khoảng ba lần số nghệ sĩ biểu diễn.

Buổi “vỡ bài” mang dư vị lạ

11 tiểu phẩm âm nhạc với chất liệu âm nhạc chủ đạo của khu vực Tây Bắc do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác được cất lên nghe vừa quen vừa lạ.

Vì biểu diễn trong không gian hẹp nên quy mô dàn nhạc hiện có ít hơn một chút so với “biên chế chuẩn” dự tính cho mỗi buổi diễn trên sân khấu lớn là khoảng 40 nhạc công, nghệ nhân, nghệ sĩ khi Dàn nhạc Đông Nam Á hình thành.

Có vài nét khác biệt của “dàn nhạc Tây Bắc” này so với dàn nhạc giao hưởng. Đầu tiên là trang phục của các nghệ sĩ trình diễn rất đa dạng, nhìn vào có thể nhận biết nghệ nhân hay nhạc công đó là người dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng hay Thái…

Sau y phục, phần khác biệt về nhạc cụ và chất liệu âm nhạc rất rõ ràng. Các tiểu phẩm mang những tên gọi như Ngẫu, Tụ, Chênh, Tí, Cội, Sắc, Tình… lần lượt được thể hiện bằng âm điệu, tiếng nhạc của đàn tính, đàn môi, kèn lá, kèn bầu, khèn…

Yếu tố nhạc cụ mang đặc trưng của vùng Tây Bắc, trong đó có những nhạc cụ được chế tác thêm như chum, chùm sóc và cả nhạc cụ mới do chính các nghệ sĩ Phù Sa Lab sáng tạo nên như “đàn đó”.

Ngoài những phần hòa tấu như cách dàn nhạc giao hưởng thể hiện, các phần có lời hát hoặc có hòa giọng vocal của ca sĩ Mai Khôi và nghệ nhân hát nhạc dân tộc được khán giả tán thưởng nhiều hơn cả.

Trong tiết mục thể hiện một làn điệu ru con của người Nùng, Mai Khôi chia sẻ cô muốn mang tới khán giả vẻ đẹp âm nhạc dân tộc khi tiếng vocal được hòa trộn với nhạc cụ phù hợp và vẫn có nét riêng khi làm mới làn điệu cổ.

Nhạc trưởng của dàn nhạc có lúc là nghệ sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, có lúc là nhạc sĩ Ngọc Đại và thay vì giơ đũa chỉ huy, họ chỉ dùng tay hoặc ra dấu hiệu. Đêm mở màn mà có khán giả gọi là mang tính “vỡ bài” khép lại thành công, đủ để chờ đợi cho đêm tiếp nối vào ngày 30-6 tại TP.HCM mang chủ đề âm nhạc Tây nguyên.

Dự án dài hơi và tham vọng

Xây dựng Dàn nhạc Đông Nam Á xuất phát từ ý tưởng của nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý cùng các nghệ sĩ của Phù Sa Lab.

Theo đề án thành lập, SEA Sound được miêu tả là dự án xây dựng dàn nhạc lớn từ âm sắc nhạc khí của các dân tộc có nguồn gốc bản địa Đông Nam Á.

Nghệ sĩ Nhất Lý nói: “Chúng tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng kết hợp cồng chiêng và các nhạc khí có nguồn gốc bản địa tại các nước Đông Nam Á được chế tác chủ yếu từ tre nứa để xây dựng một dàn nhạc lớn mang màu sắc Đông Nam Á tại Việt Nam. Dàn nhạc này có thể đại diện cho ASEAN để giao lưu âm nhạc với thế giới”.

Với quyết tâm cho ra đời SEA Sound, Phù Sa Lab kết hợp cùng Lune Production, đều là những đơn vị đã và đang triển khai các chương trình gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước là À Ố Show, Làng tôiSương sớm, để thực hiện những bước đi đầu tiên từ năm 2016.

Sau ba đêm trình diễn âm nhạc Tây Bắc, Tây nguyên, Nam Trung bộ, dự kiến đến cuối năm 2017 cả ba nhóm nghệ sĩ sẽ hội tụ trong sự kiện đánh dấu sự hình thành dàn nhạc. Kế hoạch của ba năm tiếp theo là sự tham gia của nghệ sĩ, nghệ nhân từ 9 nước ASEAN và mời nhạc sĩ của khu vực viết các tác phẩm khí nhạc cho SEA Sound.

Biết tới dự án từ sớm và có mặt tại buổi trình diễn Đêm vô thức Tây Bắc, chị Huỳnh Hương, cán bộ của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, bày tỏ sự thích thú với đêm nhạc và cho rằng sự ra đời của SEA Sound là rất cần thiết, táo bạo và khả thi.

“Điều đầu tiên tôi có thể góp phần cho sự hình thành dự án là đề xuất một khoản hỗ trợ từ Quỹ Japan Center dành cho giao lưu, kết nối văn hóa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản hướng tới Olympic 2020.

Theo đó, cùng với những đêm hòa nhạc trong nước, các nghệ sĩ của dàn nhạc có thể thực hiện các chuyến đi thực tế kết hợp lưu diễn đến các nước trong khu vực và Nhật Bản” - chị Huỳnh Hương khẳng định.

BÙI DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Tại rạp Hồng Liên, nghệ sĩ Ngân Tuấn vừa có dịp diễn lại vai Ngũ Tử Tư. Đây là vai diễn mà cố nghệ sĩ Vũ Linh đã chỉ dạy anh thời còn trẻ.

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh

Tập bưu ảnh một số địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đi qua trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước và nhiều tư liệu quý lần đầu triển lãm.

Lần đầu công bố nhiều hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tem và bưu ảnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar