29/03/2022 16:34 GMT+7

Dân muốn giữ hồ Bà Đồ, ban quản lý dự án ngày đêm san lấp

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - Nhiều bà con ở phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết dù tha thiết giữ lại hồ tự nhiên Bà Đồ nhưng những ngày gần đây ban quản lý dự án quận Long Biên vẫn vội vã tiến hành san lấp cả ngày lẫn đêm.

Dân muốn giữ hồ Bà Đồ, ban quản lý dự án ngày đêm san lấp - Ảnh 1.

Dù người dân, chuyên gia phản đối nhưng hồ Bà Đồ vẫn đang bị san lấp lấy mặt bằng - Ảnh: Q.THẾ

Trước đó, đầu tháng 2-2022, khoảng 100 hộ dân đang sinh sống gần hồ Bà Đồ cho biết đã viết đơn gửi nhiều cơ quan trung ương và TP Hà Nội tha thiết xin giữ lại hồ Bà Đồ.

Cần phải đối thoại với dân để tạo đồng thuận

Ngày 29-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Huy Vinh - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên (thuộc UBND quận Long Biên) - cho biết: "Quận đã đặt lịch đối thoại nhưng người đứng đơn là bà Lan vẫn chưa muốn đối thoại. Chúng tôi luôn sẵn sàng đối thoại, hoàn toàn không né tránh, nhưng thực hiện đúng quy hoạch được duyệt chúng tôi vẫn phải làm. Dự án từ năm 2017 đến nay không thể kéo dài mãi được...".

Theo ông Bùi Dương - phó chánh văn phòng UBND quận Long Biên - "đầu tháng 3-2022 UBND quận đã có văn bản trả lời các hộ dân có đơn. Quận ủy cũng đã giao UBND phường Ngọc Thụy cùng các tổ chức chính trị đối thoại với người dân". 

Cùng ngày, lãnh đạo UBND quận Long Biên xác nhận đơn vị này đã có kế hoạch đối thoại với người dân trong thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quốc Hưng (46 tuổi, ở đường Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy) cho hay: "Không chỉ riêng cá nhân tôi, hàng trăm hộ dân rất bức xúc vì vẫn chưa đối thoại thấu tình đạt lý đã vội vàng lấp hồ. 

Chúng tôi bảo vệ hồ vì lợi ích chung, lâu dài chứ không phải vì một cá nhân nào hết. Nhiều cơ quan báo chí cũng đã lên tiếng về việc cần phải giữ hồ Bà Đồ nhưng đến nay hồ vẫn đang bị lấp khiến ai cũng xót xa".

"Mong muốn của bà con là giữ được hồ tự nhiên để điều hòa nguồn nước, không khí trong lành và chống ngập úng khu dân cư đang sinh sống…", ông Vũ Đình Tuấn (43 tuổi, ở đường Ngọc Thụy) nói.

Dân muốn giữ hồ Bà Đồ, ban quản lý dự án ngày đêm san lấp - Ảnh 2.

Trong những ngày qua việc san lấp diễn ra vào cả ban đêm - Ảnh: N. Đ.

Bà Nguyễn Thị Lan (64 tuổi, đường Ngọc Thụy) phản ánh: "Thanh tra Chính phủ đã đề nghị chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời dân đồng thời thông báo kết quả xử lý tuy nhiên đến nay vẫn chưa phản hồi mà đã vội vã lấp hồ khiến bà con rất bức xúc. Chúng tôi mong TP Hà Nội sớm chỉ đạo dừng ngay việc lấp hồ sau đó đối thoại với bà con nhân dân để tạo đồng thuận".

Nói về thông tin ông Nguyễn Huy Vinh - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên - cho biết "người đứng đơn vẫn chưa muốn đối thoại" thì bà Lan khẳng định: "Nói tôi hay người dân chưa muốn đối thoại là thông tin sai sự thật, từ đầu tháng 2 đến nay vẫn chưa có đơn vị nào từ cấp phường đến TP Hà Nội mời bà con đối thoại…".

Lấp ao hồ đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp

Đó là một trong những nội dung được Bộ Tài nguyên - môi trường (Bộ TN-MT) gửi UBND các tỉnh, thành phố ngày 24-3 về việc "đôn đốc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp". Bộ TN-MT đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả về đơn vị này trước ngày 15-12.

Bộ TN-MT cho biết từ ngày 10-6-2021 đơn vị đã có văn bản gửi UBND tỉnh, thành đề nghị chỉ đạo các sở, ban ngành khẩn trương rà soát, lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phê duyệt, công bố. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 30/63 tỉnh, thành phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh.

Theo Bộ TN-MT, tình trạng san, lấp hồ ao, lấn sông, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Uy hiếp đến sự ổn định, an toàn và dẫn đến việc các nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, giảm khả năng cấp nước dân sinh. Ngoài ra các hoạt động phát triển kinh tế xã hội cũng làm gia tăng tình trạng ngập, úng, giảm khả năng tích trữ nước mưa…

Dân muốn giữ hồ Bà Đồ, ban quản lý dự án ngày đêm san lấp - Ảnh 3.

Người dân phường Ngọc Thụy bức xúc vì hồ Bà Đồ đang bị san lấp - Ảnh: Q.THẾ

Hồ tự nhiên có rất nhiều chức năng, trong đó có thoát nước, chống ngập úng, tạo cảnh quan đô thị.

Theo nhiều chuyên gia, những năm gần đây khi xây dựng các dự án bất động sản lớn hay đại đô thị, chủ đầu tư còn phải múc thêm hồ để tạo cảnh quan, điều hòa nguồn nước khu đô thị, trong khi thực trạng ao, hồ tự nhiên lại đang bị lấp bỏ "không thương tiếc".

Thanh tra Chính phủ đề nghị Hà Nội thông tin kết quả xử lý vụ ‘lấp hồ Bà Đồ, bán đất phân lô’

TTO - Sau khi nhận được đơn của người dân sinh sống quanh hồ Bà Đồ, ngày 11-3, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản gửi chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị thông báo kết quả xử lý vụ người dân phản ảnh ‘lấp hồ Bà Đồ, bán đất phân lô’.

QUANG THẾ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Đà Nẵng đã có phương án sơ bộ bố trí 4 địa điểm làm chỗ ở cho cán bộ công chức Quảng Nam sau khi sáp nhập Đà Nẵng làm việc.

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Thời gian gua, cơ quan chức năng TP.HCM đã liên tục kiểm tra cơ sở kinh doanh lòng heo ở các quận huyện nhưng không thấy sản phẩm lòng se điếu.

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt

Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án.

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar