04/07/2019 09:25 GMT+7

Dân khổ vì dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng trễ hẹn

QUANG KHẢI - LÊ PHAN
QUANG KHẢI - LÊ PHAN

TTO - Được xem là dự án trọng điểm trên địa bàn TP.HCM với số vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, chống ngập cho khoảng 6,5 triệu người. Thế nhưng dự án này liên tục bị chậm tiến độ, trễ hẹn vì gần như không kịp vận hành vào cuối năm nay như đã cam kết.

Dân khổ vì dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng trễ hẹn - Ảnh 1.

Khu vực dự kiến xây dựng nhà điều hành cống kiểm soát triều Mương Chuối chưa được giải tỏa - Ảnh: QUANG KHẢI

Đây là điều gây nên bao nỗi khổ cho đời sống người dân bởi mỗi khi trời mưa, triều cường là ngập. Ngoài ra, những gia đình có đất bị đền bù giải tỏa để làm dự án cũng rơi vào cảnh "đi không nỡ, ở không đành".

Dân mong sớm được bồi thường

Những ngày đầu tháng 7, trở lại công trình thi công tại cống kiểm soát triều Mương Chuối (1 trong số 6 cống kiểm soát triều), chúng tôi thấy 5 trụ bêtông sừng sững nhô lên khỏi mặt nước khoảng 7-8m, nối tiếp nhau từ bờ bên này sang bờ bên kia.

Các hạng mục chính dưới nước gần như thi công xong, nên chỉ còn vài công nhân đang làm những công việc phụ. Nhưng phía hai bên bờ, nhiều nhà dân trong phạm vi dự án thuộc diện giải tỏa vẫn còn sinh hoạt bình thường. Nhà đầu tư Trung Nam cho biết hai bên bờ dự kiến xây dựng trung tâm điều hành dự án cống kiểm soát triều, do công tác giải tỏa đền bù chưa xong nên nhiều hạng mục vẫn phải chờ. 

"Với tình hình hiện tại, chúng tôi muốn lắp cửa van nhưng không thể làm được vì khi chặn dòng, phía bờ chưa thi công xong, nước tạo ra áp lực lớn có thể phá hủy nhiều thứ" - một nhân viên nhà đầu tư Trung Nam chia sẻ.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, hầu hết người dân ở đây cho biết sẵn sàng di dời, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. "Ai cũng biết đây là công trình chống ngập trọng điểm cho cả TP, nhưng chính sách bồi thường cho người dân phải thỏa đáng để chúng tôi còn an cư lạc nghiệp" - ông Nguyễn Ngọc Minh, nhà số 363/33/4 ấp 1, xã Phú Xuân (Nhà Bè), bộc bạch. 

Cũng theo ông Minh, đã hơn một năm qua, không dưới 10 lần hết xã rồi đến huyện mời dân lên thông báo việc di dời giải tỏa để bàn giao mặt bằng nhưng chưa chốt đơn giá bồi thường.

"Trong những cuộc họp gần đây, các cơ quan ban ngành có đưa ra mức giá đền bù 15-19 triệu đồng/m2. Với mức này tôi không đủ tiền mua nhà nơi khác, nhưng con số này cũng chỉ là thông tin tại các cuộc họp chứ chưa gút. Do đó, người dân vẫn đang rất lo lắng" - ông Nguyễn Văn Sắc, nhà số 6/1 ấp 1, xã Phú Xuân, cho hay.

Tại Nhà Bè không chỉ có cống Mương Chuối, ở một số công trình khác như cống kiểm soát triều Phú Xuân, hạng mục đê kè (dài gần 8km) cũng chưa được giải tỏa đền bù xong khiến công tác thi công công trình gặp nhiều khó khăn.

Đẩy nhanh tiến độ đền bù

Tương tự, công tác giải phóng mặt bằng tại cống kiểm soát triều Phú Định thuộc địa bàn quận 8 hiện cũng chưa xong như cam kết. Một trong những nguyên nhân, theo người dân, là đơn giá bồi thường thấp. 

Anh Trần Văn Tuấn - nhà gần đường Đình An Tài, quận 8 (vị trí xây nhà điều hành cống Phú Định) - cho biết cả gia đình có ba hộ khẩu với hơn 10 người hiện đang ở trong khu đất có diện tích khoảng 180m2. Anh Tuấn cho biết mức đền bù mà chính quyền đưa ra khoảng 15 triệu đồng/m2 thì cả chục người trong gia đình anh không thể tìm được chỗ nào mua đất xây nhà mới.

Trao đổi về vấn đề đền bù giải tỏa mặt bằng, ông Kiều Thanh Quang, trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8, cho biết có 15 đơn vị, cá nhân thuộc diện phải giải tỏa khi triển khai dự án cống ngăn triều Phú Định. 

Hiện đã có 8 hộ dân đồng ý với mức giá đền bù và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Có một doanh nghiệp có hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và môi trường TP, đơn vị này cho biết nếu sở có phê duyệt thì sẽ chấp hành bàn giao.

Đối với trường hợp đất anh Tuấn và 4 hộ dân khác, do UBND TP chưa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp nên Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận chưa có được giá đền bù. Hiện quận đang đợi TP phê duyệt sẽ tiến hành các thủ tục đền bù cho người dân. Do các yếu tố trên nên tiến độ bàn giao của quận chưa thể đúng như cam kết.

Trong khi đó, đại diện Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè cho hay UBND TP vừa thông qua đơn giá bồi thường cho những hộ dân thuộc diện giải tỏa các dự án chống ngập do triều. Riêng dự án đê kè hiện phải xin ý kiến Sở Tài nguyên và môi trường và đang chờ cấp trên trả lời.

Liên quan đến tiến độ giải tỏa, bàn giao mặt bằng dự án chống ngập gần 10.000 tỉ đồng, đại diện Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TP.HCM cho biết hiện có một số địa phương đã bồi thường xong và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. 

Nhưng còn một số địa phương chưa kịp bàn giao mặt bằng như thời điểm cam kết (30-6-2019). Hiện Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TP.HCM đang tổng rà soát và sẽ có cuộc họp chốt lại tiến độ bàn giao mặt bằng với các quận huyện, đơn vị liên quan vào ngày 5-7.

anhduan-lphan 7(read-only)

Nhà dân tại cống kiểm soát triều Mương Chuối đang chờ giải tỏa - Ảnh: QUANG KHẢI

Tại buổi họp giám sát tiến độ dự án chống ngập do triều có xét tới yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 của HĐND TP mới đây, đại diện nhà đầu tư Trung Nam cho biết nhiều vị trí chưa bàn giao mặt bằng là nơi xây dựng các nhà điều hành.

"Khi công trình hoàn thành nhưng không có nhà điều hành thì hệ thống cống kiểm soát triều cũng chỉ là khối bêtông và sắt vô dụng" - đại diện nhà đầu tư cho hay.

TTO - Bất cập này được các đại biểu nêu ra tại buổi giám sát của HĐND TP.HCM với UBND TP về hiệu quả, tiến độ các dự án chống ngập trên địa bàn TP sáng 13-6.

QUANG KHẢI - LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar