12/12/2016 19:09 GMT+7

Dân khiếu kiện dự án Sing - Việt bồi thường thấp

HOÀNG ĐIỆP - ÁI NHÂN
HOÀNG ĐIỆP - ÁI NHÂN

TTO - Chiều 12-12, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu đã có buổi tiếp các hộ dân khiếu nại thuộc dự án Sing - Việt tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Đây là dự án bị dân khiếu kiện kéo dài.

Các hộ dân ký vào biên bản sau buổi đối thoại - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Khiếu nại vì bồi thường thấp hơn giá thị trường

Buổi tiếp công dân của Tổng thanh tra Chính phủ gồm đại diện UBND TP.HCM, Thanh tra TP.HCM và đại diện UBND huyện Bình Chánh.

Theo đó, tham gia buổi đối thoại có đại diện 6 hộ dân có đất nằm trong dự án nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được phương án bồi thường.

Cụ thể là các hộ ông Huỳnh Văn Đặng (ấp 1, xã Lê Minh Xuân) bị UBND huyện thu hồi diện tích đất nông nghiệp là 11.297m2 từ năm 2008.

Đến năm 2010, huyện đã ra quyết định bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho ông Đặng với tổng số tiền là 2.271.457.000 đồng. Ngoài ra, còn có 5 hộ dân khác, trong đó có hộ ông Võ Minh Hiếu được bồi thường hỗ trợ tổng cộng hơn 2,537 tỉ đồng.

Tuy nhiên, kể từ khi quyết định bồi thường có hiệu lực pháp luật thì các hộ dân không đồng ý mức bồi thường. 

Cụ thể, mức bồi thường áp dụng cho các hộ dân thực tế được triển khai năm 2010 nhưng lại áp dụng mức giá bồi thường trước đó (152.000 đồng/m2), trong khi năm 2010, UBND TP.HCM ban hành quyết định 35/2010 quy định về mức giá bồi thường với diện các hộ tái định cư (hơn 1 triệu đồng/m2).

Theo đó, mức bồi thường theo quyết định 35 cao hơn rất nhiều so với mức mà các hộ dân được hưởng, đồng thời, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Do đó, các hộ dân yêu cầu được bồi thường theo mức giá được áp dụng theo quyết định 35. Do không tìm được tiếng nói chung nên việc khiếu nại khiếu kiện kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Các hộ dân trao đổi với Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu sau buổi đối thoại - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Không làm trái quy định được

Theo kế hoạch để triển khai dự án, có 699 hộ dân xã Lê Minh Xuân bị thu hồi đất, trong đó 364 hộ bị thu hồi đất ở, 335 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, nông nghiệp xen cài. Tổng kinh phí bồi thường của dự án là 1.093 tỉ đồng.

Năm 2009, dự án bắt đầu triển khai. Không chỉ chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, đến nay, khu đất dành để tái định cư có tổng diện tích hơn 60ha nằm giáp ranh khu đất xây dựng khu đô thị Sing-Việt vẫn còn là bãi đất hoang, khiến người dân bức xúc, khiếu nại kéo dài.

Theo báo cáo kết quả giải quyết đối với các trường hợp khiếu nại tại dự án Sing-Việt của Cục giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (Cục 3), hiện còn 44 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và đất thuộc nông trường Láng Le không chịu nhận tiền bồi thường.

Tổng số tiền bồi thường cho 44 trường hợp này là hơn 72 tỉ đồng đã được huyện gửi vào ngân hàng.  

Trong số 44 trường hợp này thì có 6 hộ dân thường xuyên khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ về đơn giá đền bù theo quyết định 35 của UBND TP.

Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc họp với UBND TP để giải quyết các khiếu nại. Trong năm 2016, TTCP đã 2 cuộc họp với UBND TP để giải quyết dứt điểm khiếu nại.

Hỗ trợ thêm theo vị trí đất

Trong nhiều phương án đưa ra, Thanh tra TP kiến nghị UBND TP giải quyết cho các hộ dân, cụ thể: xem xét giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp vào tạo việc làm cho các hộ có đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.  

Từ đề xuất này, UBND huyện Bình Chánh báo cáo UBND TP kiến nghị chấp thuận đơn giá hỗ trợ cho 43/44 trường hợp tùy vị trí từ hơn 515.000 -540.000 đồng/m2.

Tại buổi làm việc, phương án của UBND huyện Bình Chánh đề xuất không nhận được sự đồng thuận của các hộ dân.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Kim Yến, đại diện cho 1 trong 6 hộ dân cho rằng 10 năm qua các hộ dân đã chấp hành pháp luật, nhưng phải đi khiếu nại kéo dài vì chính sách áp dụng không thỏa đáng, khiến người dân vô cùng thiệt thòi.

Bà Yến đề nghị Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố chấp nhận mức bồi thường theo quyết định 35 của thành phố.

Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND thành phố giải thích rằng, dự án được triển khai từ năm 2009 thì phải áp dụng quy định pháp luật về đất đai của năm 2009, quyết định 35 là ban hành năm 2010, do đó không áp dụng được mức bồi thường theo quyết định 35.

Tuy nhiên, ông Khoa cho rằng, các hộ dân cũng bị thiệt thòi nên ngoài mức tiền đã bồi thường (hiện gửi trong ngân hàng kèm lãi) thì UBND thành phố đề xuất phương án hỗ trợ thêm cho các hộ dân theo mức chênh lệch vị trí đất (có ở mặt tiền đường hay không).

Tính nhanh, thì vị trí có hệ số thấp nhất cũng có đến mức 615.000 đồng/m2. Ông Khoa cho rằng mức giá thế này là hợp lý.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho rằng Thanh tra Chính phủ và UBND TP.HCM cơ bản đồng thuận về phương án bồi thường và hỗ trợ như đề xuất của UBND thành phố.

Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND TP.HCM lập danh sách và tính toán bồi thường sớm cho người dân.

Dự án khu đô thị Sing - Việt có diện tích hơn 331ha đã có chủ trương quy hoạch từ năm 1997 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 300 triệu USD. Năm 2007, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi toàn bộ giao cho Công ty liên doanh Đô thị Sing - Việt làm chủ đầu tư, thuê đất với thời hạn 50 năm.
HOÀNG ĐIỆP - ÁI NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng khu vực chợ Thủ Đức vẫn ngập nặng mỗi khi mưa. TP Thủ Đức kiến nghị TP.HCM chấp thuận xây dựng hai dự án giảm ngập cho chợ Thủ Đức với hơn 5.000 tỉ đồng.

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với chiều dài 125km, 4 làn xe hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư 43.734 tỉ đồng.

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy

Sáng 15-5, Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức hội nghị công bố quyết định chuẩn y ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy

Trình Quốc hội tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 21.551 tỉ đồng

Do chi phí bồi thường, tái định cư và chi phí xây dựng tăng nên Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng từ 17.837 tỉ đồng lên 21.551 tỉ đồng.

Trình Quốc hội tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 21.551 tỉ đồng

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar