19/03/2018 11:13 GMT+7

Dân hiến đất làm nhà cho nhau

XUÂN LONG - VŨ VIẾT TUÂN
XUÂN LONG - VŨ VIẾT TUÂN

TTO - 510 hộ dân xã Nậm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã chọn cách chia sẻ đầy tình người với đồng bào mình khi hiến 60ha đất ruộng, nương làm nơi ở mới cho bà con mất nhà cửa trong trận lũ kinh hoàng tháng 8-2017.

Dân hiến đất làm nhà cho nhau - Ảnh 1.

Những ngôi nhà khu tái định cư ở bản Hốc, xã được dựng lên trên nền đất được hiến tặng - Ảnh: X.LONG

Về xã cách đây chưa lâu, chúng tôi được nghe ông Cà Văn Ơn, bản Hốc, ở tuổi gần 70, chia sẻ tuy gia đình vẫn cần ruộng nương nhưng ông không tiếc khi hiến ruộng nương đó cho những người mất nhà.

Những mét đất nghĩa tình

Ông Ơn là một trong số người đã hiến hết ruộng nương. "Toàn bộ diện tích hơn 6.000m2 đất ruộng nương của gia đình chỉ cách nhà có mấy bước chân. Vì thiên tai mà nhiều gia đình mất nhà, họ cần diện tích đó dựng nhà, đó là nơi an toàn... Không lẽ mình cố giữ đất, nên tôi hiến cả" - ông Ơn nói.

Quyết định hiến toàn bộ đất ruộng nương, ông Ơn bộc bạch: "Gia đình cũng lo lắng, nhưng nhà ở cho xóm bản cần trước, còn ruộng nương tới đây có thể được chia bù sau".

Cùng suy nghĩ, gia đình ông Tòng Văn Chanh, bản Huẩy Xói (xã ) đã hiến 7.000m2 gồm cả đất ruộng, đất nương làm nơi tái định cư cho nhiều gia đình khác. "Họ không còn gì, nhà cửa mất hết, mình còn nhà cửa, còn ruộng nương, tức là còn rất nhiều, nên gia đình đồng ý tặng 7.000m2 đất. Tặng rồi mai mốt những nơi mới bị được cải tạo thành đất sản xuất, mình lại có đất mới" - ông Chanh chia sẻ.

Trong số 510 gia đình hiến đất dựng nhà cho bà con mất nhà, có nhiều gia đình tuy là nạn nhân của trận kinh hoàng tháng 8-2017, dù cuộc sống còn khốn khó nhưng vẫn đồng lòng góp đất.

Anh Lù Văn Hùng, người bản Hốc, kể tuy nhà anh bị cuốn hết nhà cửa, gia súc, gia cầm và hoa màu, nhưng khi bản tổ chức họp bàn hiến đất cho bà con, gia đình anh không hề đắn đo. Vì anh thuộc diện mất nhà sau , chính quyền không vận động anh hiến bao nhiêu đất, song anh Hùng vẫn hiến 2.000m2 trên hơn 4.000m2 đất của gia đình.

Dân hiến đất làm nhà cho nhau - Ảnh 2.

Gia đình bà Quảng Thị Khiêu ở bản Hua, xã được nhận 270m2 đất do người dân hiến tặng, trong đó có 40m2 đã được chính quyền hỗ trợ tiền dựng nhà mới - Ảnh: X.LONG

Lòng người vượt thiên nhiên

Ở bản Hốc bây giờ có thêm hàng chục căn nhà mới được dựng lên. Người hiến đất vui một, những người mất nhà cửa sau nói họ vui nhiều khi nhận được tấm chân tình.

Bản có nhiều nhà hơn, những lúc rảnh rỗi, bà con giúp nhau làm chuồng trâu, dựng chuồng bò hay góp tiền làm chung nhà tắm, nhà vệ sinh.

Còn ở bản Hua (xã ), nơi ở mới dù cách điểm ập về vài trăm mét, nhưng diện tích đất dựng lại nhà ở bản Hua cũng có nguồn gốc từ đất hiến của người dân trong bản.

"Sau , chúng tôi chẳng còn gì để bước tiếp. Còn giờ chỉ sau mấy tháng, chúng tôi đã nhận được đất do người dân hiến tặng. Chúng tôi mang ơn về tấm lòng chia sẻ này" - bà Quảng Thị Khiêu, bản Hua, bộc bạch.

Nhớ lại thời điểm đó, ông Tòng Văn Pùa, phó chủ tịch UBND xã , kể: "Nhiều cuộc họp kéo dài tới 2-3h sáng, khi người dân còn lo lắng hiến đất rồi thì lấy đâu đất sản xuất. Chúng tôi nói tới đây huyện sẽ cho cải tạo diện tích đất bị tàn phá, đưa đất về phủ trên đó làm nơi sản xuất, diện tích đó sẽ chia lại cho bà con, nên tất cả đều ủng hộ".

Không chỉ người dân cảm mến tấm chân tình của nhau, những cán bộ bản, xã, huyện cho rằng họ mang ơn người dân vì sự đồng lòng chia sẻ khó khăn.

Và đúng như ông Nguyễn Đức Thành, chủ tịch UBND huyện Mường La (), đã nói "chính quyền chịu ơn người dân".

"Chúng tôi đã vỡ òa niềm vui khi 510 hộ gia đình đồng ý hiến đất. Họ hiến 60ha toàn là đất ruộng, đất nương được Tổng cục Địa chất khoáng sản VN xác định là nơi an toàn để làm nhà cho người dân vùng , hoàn toàn không có yêu cầu chút kinh phí nào.

Nếu để phải giải phóng mặt bằng, ngân sách phải bỏ ra cả trăm tỉ đồng. Dịp tết rồi, 414 hộ gia đình đã có đất, có nơi ở mới tại 6 khu tái định cư khác nhau, bây giờ chỉ còn lo sinh kế cho người dân" - ông Thành phấn khởi.

Trận kinh hoàng

Rạng sáng 3-8-2017, trận kinh hoàng trên suối Hua Nậm đã cuốn đứt 2 mố cầu nối thị trấn Ít Ong với nhiều xã trên địa bàn huyện Mường La.

Ông Nguyễn Xuân Cường - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai - kể khi ông tới hiện trường, người dân xã (huyện Mường La, tỉnh ) nói đây là trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng nhất trong lịch sử 70 năm qua trên dòng suối dài 8km.

Theo thống kê của UBND huyện Mường La, trận lũ quét này đã làm 15 người chết và mất tích, làm 578 nhà dân bị hư hỏng, thiệt hại hơn 700 tỉ đồng.

XUÂN LONG - VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar