30/01/2018 13:31 GMT+7

Dân Hà Nội đốt 528 tấn than tổ ong mỗi ngày

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Trung bình mỗi ngày người dân thủ đô sử dụng khoảng 528 tấn than khi đun bếp than tổ ong. Hà Nội đặt ra mục tiêu đến hết năm 2019 không còn loại bếp này nữa.

Dân Hà Nội đốt 528 tấn than tổ ong mỗi ngày - Ảnh 1.

Bà Lê Thanh Thuỷ - đại diện Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội - cho biết trung bình mỗi ngày TP tiêu thụ 528 tấn than tổ ong - Ảnh: XUÂN LONG

Sáng 30-1, tại hội thảo "Chất lượng không khí 2017: hiện trạng và giải pháp" do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh tổ chức, các ý kiến chuyên gia đã thống nhất nhận định, không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội đang bị ô nhiễm. Mức độ nặng, nhẹ tuỳ theo từng thời điểm.

Vấn đề được các chuyên gia quan tâm nhất là làm thế nào để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Bà Lê Thanh Thuỷ - đại diện Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho biết Hà Nội đã xác định nhiều giải pháp, trong đó có cả những giải pháp nắm bắt thực trạng ô nhiễm không khí và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Năm 2017, TP Hà Nội đã lắp đặt xong 10 trạm quan trắc chất lượng không khí, đã có trang web cung cấp chất lượng không khí theo ngày.

"Trong năm 2018, Hà Nội tiếp tục lắp đặt thêm 30 trạm quan trắc không khí nữa, đồng thời có cơ chế xã hội hoá trong xây dựng lắp đặt các trạm quan trắc chất lượng không khí khác", bà Thuỷ cho biết.

Vấn đề đáng lưu ý về nguồn gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là tình trạng sử dụng bếp than tổ ong. Theo bà Thuỷ, thống kê về số lượng gia đình sử dụng bếp than tổ ong, cơ quan quản lý về môi trường đã rất bất ngờ vì nơi sử dụng nhiều nhất là các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm.

"Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong cho thấy trên địa bàn TP có khoảng 55.000 bếp. Tỉ lệ bếp than tổ ong ở các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng, bán nước vỉa hè, còn ngoại thành chiếm 37%", bà Thủy cho hay.

"Trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 528 tấn than, phát thải khoảng 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí của TP".

Các con số này làm bất ngờ ngay cả với cơ quan quản lý: "Khi chúng tôi báo cáo,  bí thư Thành uỷ đã chỉ đạo và Hà Nội đã có lộ trình trong năm 2018 phải giảm được 70% số lượng bếp than tổ ong, đến hết năm 2019 là phải xong 100% bếp than tổ ong".

Với nguồn thải gây ô nhiễm không khí từ đốt rơm rạ, theo kế hoạch của TP Hà Nội, năm 2018 thành phố sẽ bắt đầu lộ trình thí điểm ở cấp phường, xã không đốt rơm rạ. Đến năm 2019 tiến tới quận, huyện không đốt rơm rạ và đến năm 2020 là thành phố không đốt rơm rạ.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 trồng mới 1 triệu cây xanh. "Đến hết năm 2017 toàn thành phố đã trồng được 430.000 cây xanh và sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt mục tiêu này", bà Thuỷ nói.

Đi kèm với các giải pháp giảm các nguồn gây ô nhiễm không khí, Hà Nội cũng đã thông qua nghị quyết hướng đến năm 2030 hạn chế xe máy tại một số quận nội thành.

XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Đà Nẵng đã có phương án sơ bộ bố trí 4 địa điểm làm chỗ ở cho cán bộ công chức Quảng Nam sau khi sáp nhập Đà Nẵng làm việc.

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Thời gian gua, cơ quan chức năng TP.HCM đã liên tục kiểm tra cơ sở kinh doanh lòng heo ở các quận huyện nhưng không thấy sản phẩm lòng se điếu.

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt

Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án.

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar