26/07/2010 07:21 GMT+7

Dân góp tiền xây nhà thờ liệt sĩ

VÕ QUÝ CẦU
VÕ QUÝ CẦU

TT - Dù cuộc sống còn nghèo khó nhưng người dân xã anh hùng Phổ Cường, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã chung tay đóng góp tiền xây dựng bốn nhà truyền thống khang trang với tổng kinh phí trên 2 tỉ đồng, trong đó dành hẳn một gian thờ phụng các liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Phóng to
Gian thờ liệt sĩ ở nhà truyền thống thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) - Ảnh: V.Q.C.

Anh Võ Nhật, phụ trách nhà truyền thống thôn Thanh Sơn, nói: “Ý định xây dựng nhà truyền thống bắt đầu từ việc sau chiến tranh đình làng bị bom pháo phá tan hoang. Vả lại, làng có 26 bà mẹ Việt Nam anh hùng và có đến 182 liệt sĩ. Những người trong làng bàn tới bàn lui và quyết định làm nhà truyền thống để thờ các tộc họ tiền hiền, hậu hiền khai sinh ra làng và thờ phụng các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã khuất cùng các liệt sĩ”.

Nhưng làng nghèo lấy tiền đâu mà xây, nên dân làng nghĩ ra cách quyên góp. Nhiều người nói: “Mình nghèo tiền, nghèo của chứ đâu có nghèo tấm lòng, tiền ít thì làm khiêm tốn nhưng phải có nơi thờ phụng đàng hoàng”. Thế là dân làng xin ý kiến của đảng ủy, chính quyền rồi đứng ra quyên góp. Ban vận động không ngờ khi tổng kết số tiền lên đến 650 triệu đồng.

Làng xây dựng ngôi nhà truyền thống, gian giữa thờ Bác Hồ, gian bên phải thờ các tiền hiền, hậu hiền khai sinh ra làng và gian trái treo danh sách các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Phía đối diện khắc tên 182 liệt sĩ của thôn trên đá đen Thanh Hóa.

Còn nhà truyền thống thôn Nga Mân được khánh thành vào dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam vừa qua. Ông Trần Nguyên Sở, trưởng thôn, cho biết: “Khi làng Thanh Sơn xây nhà truyền thống, nhiều người trong làng thấy đây là việc làm có ý nghĩa nên cũng làm theo. Các hộ trong làng phần lớn đóng 2 triệu đồng. Có hộ già cả neo đơn, thôn không vận động nhưng nhiều người vẫn đến đóng góp vài trăm nghìn đồng”.

Khang trang nhất có lẽ là nhà truyền thống thôn Mỹ Trang nằm dưới chân đèo Mỹ Trang, vừa mới hoàn thành thi công nằm trong khuôn viên rộng khoảng 4.000m2.

Phó chủ tịch UBND xã Phổ Cường Võ Cương nói: “Xã vinh dự được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1972, sớm nhất tỉnh Quảng Ngãi. Xã cũng nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh có đến 950 liệt sĩ, 362 thương bệnh binh và 65 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Nghe dân bàn xây dựng nhà truyền thống để thờ phụng tiền hiền, bà mẹ Việt Nam anh hùng và thương binh liệt sĩ, lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ VN xã cũng tâm tư lắm. Sợ dân còn nghèo mà quyên góp thì cực dân, nhưng bà con cho rằng đó là điều làm được và phải làm nên xã đồng tình. Điều đáng mừng là người dân các thôn đều tự nguyện đóng góp tích cực nên các nhà truyền thống được xây dựng khang trang”.

VÕ QUÝ CẦU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar