31/10/2022 14:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được?

CHÂU TUẤN
CHÂU TUẤN

TTO - Đề nghị các cơ quan nhà nước tăng cường giám sát, tăng mức xử phạt, các nhà mạng chủ động cắt số điện thoại thuộc diện dán bậy... “Nó đã trở thành một vấn nạn và là nỗi bức xúc lớn của người dân”, bạn đọc bức xúc.

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 1.

Một bức tường trên tuyến đường số 8 (phường 11, quận Gò Vấp) chi chít các giấy dán, trông rất nhếch nhác - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sáng 31-10, Tuổi Trẻ đăng bài điều tra thâm nhập "lò" dán bậy (kỳ 1) Theo chân 'thợ' dán quảng cáo lôi kéo khách hàng. Bài viết này phản ánh tình trạng các khu nhà trọ, trụ điện, bờ tường, thùng rác, ống nước… đều trở thành "ổ rác" cho các nhóm thay nhau "xả". Đồng thời, đã vạch trần được các thủ đoạn, giờ giấc và cách thức hoạt động của các "lò" dán bậy này.

Dán bậy xuất hiện ở khắp nơi và kéo dài nhiều năm qua nhưng vì sao không được xử lý, giải quyết căn cơ khiến bao người bức xúc?

Bạn đọc Si Tran Quoc chia sẻ nỗi khổ của nhà mình: "Nhà tôi mới sơn hôm trước, sáng ngủ dậy đầy rẫy nào là hút hầm cầu, Internet... rồi chưa kể những người cho vay quăng tờ rơi đầy vô nhà…".

Cũng là "nạn nhân" của nạn dán bậy, anh Thành Cương (25 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cho hay gia đình anh đã nhiều lần xử lý “hậu quả” do việc dán bậy gây ra trước khu vực nhà mình. 

“Tôi phải dùng nước thấm ướt rồi lột dần, thậm chí dùng dao để cạo nhưng cũng không ăn thua. Các vết keo dính để lại vô cùng nhếch nhác. Vừa gỡ xong hôm nay thì ngày mai lại có người dán. Tôi mong cơ quan chức năng xử lý thật mạnh tay, không để dán bậy trở thành một cái nghề phát triển trong xã hội”, anh Cương bức xúc.

Nhiều bạn đọc cho rằng phải có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm cho việc không ngăn chặn được dán bậy, vẽ bậy? "Đâu thể để "họa tặc, dán tặc" này hoành hành như vậy hoài được. Khách nước ngoài họ đi bộ chắc thắc mắc lắm vì đất nước họ không có chuyện như vậy", bạn đọc Ba Phi chia sẻ.

Còn bạn đọc Minh Thanh Nguyễn đề nghị các nhà mạng cần phải xử lý thật mạnh tay. Quảng cáo vi phạm pháp luật thì cắt số, tái phạm thì vĩnh viễn không được đăng ký số điện thoại theo căn cước công dân bất kỳ nhà mạng nào.

"Chứng cứ sờ sờ ra đó, gọi kiểm tra và dĩ nhiên họ sẽ xác nhận. Tại sao cứ để tái diễn tình trạng nhếch nhác, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và cạnh tranh không lành mạnh. Các nhà kinh doanh đàng hoàng, đúng luật sẽ "chết" vì trò quảng cáo bẩn này", bạn đọc Minh Thanh Nguyễn nhấn mạnh.

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 2.

Cột điện dọc quốc lộ 1 (TP.HCM) nhìn đâu cũng thấy giấy dán bậy - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cùng quan điểm trên, bạn đọc Nam đề xuất cơ quan chức năng gửi các số điện thoại được dán trên tường, cột điện... đến nhà mạng yêu cầu khóa số hoặc kiểm tra camera bắt phạt ngay tại chỗ, yêu cầu tháo gỡ và phạt ít nhất 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, một vài ý kiến cho rằng nếu muốn cắt hết số điện thoại dán bậy thì cũng cần sự phối hợp từ các đơn vị liên quan. Các nhà mạng không thể chủ động cắt.

"Nhà mạng muốn cắt, muốn hủy thì phải có quyết định của cơ quan chức năng. Vấn đề là ở chỗ cơ quan chức năng sau khi điều tra và kết luận thì xử theo luật mang tính răn đe. Ví dụ bắt cạo sạch các chỗ bị dán bậy trên toàn thành…", bạn đọc Trần Thanh Nhã chia sẻ.

Bạn đọc có nick name Linh cho biết chỉ cần chính quyền ra tay là xử lý được. Đó là "gọi điện thoại dán trên cột điện rồi báo là có nhu cầu hút hầm cầu. Họ đem xe tới thì hốt xe lại, giam xe. Muốn thả xe thì nộp phạt tội dán quảng cáo bậy, tầm 20 - 50 triệu lần, vi phạm lần 2, lần 3 thì tăng mức phạt lên. Vi phạm nữa thì hủy giấy phép đăng ký kinh doanh, phạt tù…".

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 3.

Dán bậy từ đường lớn vào trong hẻm - Ảnh: HOÀNG LỘC

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 4.

"Cho vay" và "hút hầm cầu" là hai nội dung được dán bậy nhiều nhất - Ảnh: HOÀNG LỘC

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 5.

Người dân cho biết rất khổ sở với tình trạng dán bậy suốt nhiều năm qua - Ảnh: HOÀNG LỘC

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 6.

Cửa sổ, tủ điện cũng không tránh khỏi nạn dán bậy - Ảnh: HOÀNG LỘC

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 7.

Kể cả bảng tin của khu phố cũng trở thành nạn nhân của vấn nạn này - Ảnh: CHÂU TUẤN

‘Dán bậy’ khắp nơi: Đâu để hoành hành hoài vậy được? - Ảnh 8.

"Cổng trường sạch - đẹp" cũng bị dán chi chít - Ảnh: CHÂU TUẤN

Điều tra thâm nhập 'lò' dán bậy - Kỳ 1: Theo chân 'thợ' dán quảng cáo lôi kéo khách hàng

TTO - Trong “thế giới dán bậy” hiếm có lĩnh vực nào qua mặt được dịch vụ hút hầm cầu giá rẻ. Các khu nhà trọ, trụ điện, bờ tường, thùng rác, ống nước… đều trở thành “ổ rác” cho các nhóm thay nhau “xả”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar