13/05/2007 20:18 GMT+7

Dalida, một cuộc đời...

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo AFP)
TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo AFP)

TTO - Hai mươi năm sau ngày Dalida tự tử, triển lãm mang tên Dalida, một cuộc đời... được tổ chức lần đầu tiên tại Tòa Thị chính Paris để tưởng niệm một nữ ca sĩ lớn, được thính giả ca ngợi khi còn sống cũng như khi đã mất.

Dalida, quốc tịch Ý, tên thật là Iolanda Christina Gigliotti, sinh ngày 17-1-1933 tại Cairo (Ai Cập) và mất đêm ngày 2 sáng ngày 3-5-1987 tại Paris. Dalida là con gái duy nhất trong một gia đình có 3 con. Cha Dalida là người chơi vĩ cầm hàng đầu tại nhà hát nhạc kịch Cairo.

Phóng to
Dalida trong một buổi chụp ảnh tại Paris (3-10-1967) Dalida trong căn nhà tại Montmartre, Paris (5-5-1985)

Là nghệ sĩ đa năng, hoa hậu Ai Cập năm 1954, Dalida bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh trước khi thử vận may tại Paris và dấn thân vào ca nhạc để rồi trở thành một nàng tiên cá tóc vàng bởi vẻ đẹp quyến rũ và giọng hát mê hồn. Charles Trenet còn gọi Dalida là nữ pharaon của ca nhạc.

Phóng to
Dalida đang hát ở Olympia (18-3-1981)
Nữ ca sĩ đã thu âm hơn 2.000 bài hát bằng 10 thứ tiếng, trong đó có tiếng Hébreu và tiếng Flamand. Hơn 120 triệu album của Dalida đã được tiêu thụ trên toàn thế giới. Cũng vì Dalida mà người ta đã tạo ra các giải thưởng âm nhạc Đĩa hát vàng, Đĩa hát bạch kim, Đĩa hát kim cương.

Thành công trong ca nhạc vẫn không làm Dalida quên điện ảnh. Năm 1986, trong bộ phim Ngày thứ sáu do Youssef Chahine đạo diễn và cũng là bộ phim cuối cùng của cuộc đời, Dalida đã diễn xuất sắc vai một người mẹ đau khổ.

Được tổ chức tại Tòa Thị chính Paris từ 11-5-2007 đến 8-9-2007, triển lãm Dalida, một cuộc đời... là sáng kiến của Bertrand Delanoë, đương kim Thị trưởng Paris, bạn và cũng là hàng xóm của Dalida. Tại đây, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng các y phục mà Dalida đã mặc khi đóng phim, khi hát, khi dự liên hoan phim Cannes 1961... Người ta cũng có thể tìm thấy ở đây một số kỷ niệm cá nhân như chiếc kẹp trang điểm của Dalida, bút tích của Tổng thống De Gaulle, Tổng thống Mitterrand cũng như bút tích của Chirac khi còn làm Thị trưởng Paris.

Dĩ nhiên, khách tham quan sẽ có cơ hội thưởng thức phần quan trọng nhất: một video clip gồm 35 bài hát do Dalida trình bày đã từng làm xao xuyến con tim nhiều thế hệ cũng như có cơ hội thử giọng trong ba phòng karaoke hiện đại.

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo AFP)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar