20/03/2017 22:15 GMT+7

​Đại minh tinh Hong Kong Lý Lệ Hoa qua đời ở tuổi 93

THỤC NGHI - tổng hợp
THỤC NGHI - tổng hợp

TTO - Ngày 20-3, nữ minh tinh Lý Lệ Hoa, một tên tuổi được khán giả châu Á yêu thích trên màn bạc Hong Kong thập niên 1940, 1950, 1960, đã qua đời tại Singapore, do tuổi già sức yếu, hưởng thọ 93 tuổi.

Lý Lệ Hoa

“Phong hoa tuyệt đại - Lý Lệ Hoa” là cụm từ mà giới báo chí dành để xưng tụng sự nghiệp diễn xuất 40 năm của nữ nghệ sĩ Hong Kong - Lý Lệ Hoa, với những tác phẩm điện ảnh được Trung tâm tư liệu điện ảnh Paris (Pháp), Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan lưu trữ.

Lý Lệ Hoa sinh ngày 17-7-1924 ở Thượng Hải, cha mẹ đều là diễn viên Kinh kịch. Năm 16 tuổi, Lý Lệ Hoa gia nhập công ty điện ảnh Nghệ Hoa (Thượng Hải), thành danh từ bộ phim đầu tay Tam tiếu (1940).

Từ những ngày đầu học hát Kinh kịch, giọng ca và tài nghệ của Lý Lệ Hoa đã thu hút được sự chú ý của đạo diễn, bà nhanh chóng được chọn làm đào chính trong gánh hát Kinh kịch.

Năm 1969, với bộ phim Dương Tử Giang phong vân, Lý Lệ Hoa tiếp tục đoạt danh hiệu Ảnh hậu - LHP Kim Mã Đài Loan tại lần thứ lần thứ 7 - Ảnh tư liệu On.cc

Chẳng mấy chốc, sắc đẹp và tài hoa của Lý Lệ Hoa đã vang danh khắp Thượng Hải, nhiều sân khấu lớn ở đây tranh nhau mời bà về biểu diễn, nhưng Lý Lệ Hoa lại thích đóng phim cổ trang hơn nên bà rẽ hướng sang lĩnh vực điện ảnh.

Năm 1948, Lý Lệ Hoa chuyển hướng sang Hong Kong phát triển, sự nghiệp của bà có những chuyển biến mới từ Xuân Lôi (1949) - bộ phim mở lối cho bà tấn công màn bạc Hong Kong.

Tài năng diễn xuất của Lý Lệ Hoa không ngừng được khẳng định qua các bộ phim như Tiểu Phụng Tiên, Đề tiếu nhân duyên, Thiên lý tống kinh nương, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi…

Thập niên 50, Lý Lệ Hoa từng sang Mỹ tham gia diễn xuất trong bộ phim China Doll, do Frank Borzage đạo diễn, từng đoạt giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc. Lý Lệ Hoa trở thành nữ minh tinh Hoa ngữ đầu tiên tấn công màn bạc Hollywood.

Lý Lệ Hoa và người chồng thứ hai Nghiêm Tuấn trong phim Dương Quý Phi (1962) - Ảnh tư liệu On.cc

Năm 1964, Lý Lệ Hoa nhờ bộ phim Cố đô xuân mộng đăng quang Ảnh hậu Kim Mã Đài Loan lần thứ 3, tiếp đó bà nhờ phim Dương Tử Giang phong vân (1969), một lần nữa đoạt danh hiệu Ảnh hậu Kim Mã Đài Loan lần thứ lần thứ 7.

Năm 1973, Lý Lệ Hoa tuyên bố giã từ màn ảnh, bà rời Hong Kong sang Mỹ định cư.

Về cuộc sống gia đình, Lý Lệ Hoa có hai cuộc hôn nhân, năm 1943, bà kết hôn với thương gia Trương Tự Phổ, hai người có với nhau một đứa con gái, nhưng cuộc hôn nhân này chỉ duy trì 5 năm đã đổ vỡ.

Năm 1956, Lý Lệ Hoa kết hôn với diễn viên Nghiêm Tuấn, hai người sống với nhau đến khi Nghiêm Tuấn qua đời vào năm 1980.

Thập niên 50, Lý Lệ Hoa trở thành nữ minh tinh Hoa ngữ đầu tiên tấn công màn bạc Hollywood với bộ phim China Doll của đạo diễn Frank Borzage - Ảnh tư liệu On.cc

Sau khi người chồng thứ hai qua đời, Lý Lệ Hoa đã gá nghĩa cho Ngô Trung Nhất, vốn là ông chủ tơ lụa nổi tiếng ở Thượng Hải, đồng thời cũng là fan trung thành của bà từ cuối thập niên 40.

Vì cảm động trước tấm chân tình của Ngô Trung Nhất, Lý Lệ Hoa đã quyết định cùng ông sang Singapore định cư. Trong những năm tháng sống chung, Lý Lệ Hoa và Ngô Trung Nhất thường xuyên qua lại giữa Hong Kong, Mỹ, Đài Loan và Singapore, cuộc sống rất an nhàn, hạnh phúc.

Năm 2015, Lý Lệ Hoa được ban tổ chức LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 52 trao giải thưởng Thành tựu sự nghiệp, Thành Long từng đóng vai con của Lý Lệ Hoa trong phim Tần Hương Liên, đã lên sân khấu trao giải cho bà. Thành Long phát biểu, đối với anh mà nói Lý Lệ Hoa mãi mãi là đại minh tinh, mãi mãi là nữ thần.

Con gái của Lý Lệ Hoa thay mẹ nhận giải thưởng Thành tựu sự nghiệp tại LHP Kim Tượng Hong Kong lần thứ 35 - Ảnh tư liệu On.cc

Năm 2016, Lý Lệ Hoa được ban giám khảo LHP Kim Tượng Hong Kong lần thứ 35 trao giải thưởng Thành tựu sự nghiệp, nhưng vì tuổi cao sức yếu, nên con gái của bà là Maggie đã thay mẹ lên sân khấu nhận giải.

Trong sự nghiệp diễn xuất 40 năm, Lý Lệ Hoa đã đóng 140 bộ phim điện ảnh, thể loại vai diễn của bà khá phong phú, từ vai nữ hiệp đến phản xuyến (nữ cải nam trang), nữ hoàng, quý phi…

Có thể nói, Lý Lệ Hoa là nữ minh tinh có sức ảnh hưởng trong lịch sử phát triển của điện ảnh Hoa ngữ nói chung và điện ảnh Hong Kong nói riêng.

Lý Lệ Hoa
Năm 1964, Lý Lệ Hoa nhờ bộ phim Cố đô xuân mộng đăng quang Ảnh hậu Kim Mã Đài Loan lần thứ 3 - Ảnh tư liệu On.cc
Năm 2015, tại LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 52, Thành Long đã lên sân khấu trao giải Thành tựu sự nghiệp cho Lý Lệ Hoa - Ảnh tư liệu On.cc
THỤC NGHI - tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar