13/03/2025 19:33 GMT+7

Đài Loan triệu tập họp an ninh cấp cao, khôi phục chế độ xét xử quân sự

Lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức tuyên bố khôi phục chế độ xét xử quân sự, cùng nhiều biện pháp để đối phó 'mối đe dọa' từ Trung Quốc đại lục.

Đài Loan khôi phục xét xử quân sự, đối phó Trung Quốc - Ảnh 1.

Lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức công bố biện pháp đối phó trước mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục - Ảnh: REUTERS

Theo trang ETtoday News Cloud và United Daily News (UDN) ngày 13-3, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức đã triệu tập một cuộc họp an ninh cấp cao diễn ra vào cùng ngày. 

Tại buổi họp báo sau cuộc họp, ông Lại tuyên bố khôi phục chế độ xét xử quân sự, nhằm đối phó với "mối đe dọa thâm nhập của Trung Quốc đại lục" vào Đài Loan.

Trung Quốc thâm nhập, chi phối nhiều thành phần xã hội

Theo Hãng tin Reuters ngày 13-3, tại buổi họp báo, nhà lãnh đạo Đài Loan cáo buộc Trung Quốc lợi dụng nền dân chủ của Đài Loan để thâm nhập và chi phối nhiều thành phần trong xã hội, từ các băng nhóm tội phạm, giới truyền thông đến các sĩ quan lực lượng phòng vệ và cảnh sát, cả đương nhiệm lẫn đã nghỉ hưu.

"Họ đang tìm cách chia rẽ, phá hoại và lật đổ chúng ta từ bên trong", ông Lại phát biểu trong buổi họp báo được phát sóng trực tiếp từ văn phòng lãnh đạo.

Theo ông Lại, những nỗ lực này của Trung Quốc cấu thành định nghĩa "thế lực thù địch bên ngoài" theo Luật Chống thâm nhập của Đài Loan.

Theo định nghĩa của Luật Chống thâm nhập của Đài Loan, "thế lực thù địch bên ngoài" là các quốc gia, thực thể chính trị hoặc tổ chức đang trong tình trạng giao chiến, đối đầu vũ trang với Đài Loan, hoặc chủ trương sử dụng các biện pháp phi hòa bình để gây tổn hại đến chủ quyền của Đài Loan.

Khôi phục chế độ xét xử quân sự

Theo Hãng tin Reuters, ông Lại cho biết trong năm 2024, có 64 người bị truy tố vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc, nhiều gấp ba lần so với năm 2021. Phần lớn trong số này là các quan chức lực lượng phòng vệ đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu.

"Rất nhiều người lo ngại những chiến dịch gây ảnh hưởng và thao túng từ Trung Quốc có thể dần làm xói mòn nền tự do, dân chủ và thịnh vượng mà Đài Loan đã khó khăn xây dựng", ông Lại phát biểu.

Trước những thách thức ngày càng gia tăng, chính quyền Đài Bắc công bố 17 biện pháp đối phó về pháp lý và kinh tế, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục chế độ xét xử quân sự. 

Theo đó, các binh sĩ tại ngũ phạm các tội như phản loạn, tiếp tay cho bên ngoài, làm lộ bí mật quân sự, bỏ bê nhiệm vụ hoặc chống lệnh sẽ bị đưa ra xét xử tại cơ quan xét xử quân sự.

Trước đây, chế độ xét xử quân sự tại Đài Loan chủ yếu áp dụng cho các vụ án liên quan đến quân nhân, đặc biệt trong thời chiến hoặc tình trạng khẩn cấp. Trước năm 1987, khi còn thiết quân luật, cơ chế này được áp dụng cho cả người dân bị cáo buộc vi phạm an ninh. Sau cải cách tư pháp năm 2013 ở Đài Loan, các vụ án quân nhân vi phạm luật dân sự hoặc hình sự được chuyển cho hệ thống cơ quan tư pháp dân sự xử lý. 

Đề phòng các hoạt động "thống nhất chiến tuyến"

Lãnh đạo Đài Loan cũng đề xuất siết chặt kiểm tra đối với các đơn xin cư trú hoặc thăm Đài Loan của công dân Trung Quốc đại lục, yêu cầu người dân đại lục muốn định cư tại Đài Loan phải từ bỏ hộ khẩu và hộ chiếu Trung Quốc, không được phép có "hai thân phận".

Đối với người dân Hong Kong và Ma Cao, ông Lại cho biết Đài Loan dự kiến bổ sung các quy định mới về cư trú dài hạn.

Bên cạnh đó, Đài Loan sẽ tiến hành “những điều chỉnh cần thiết” trong quản lý dòng chảy tiền tệ, nhân sự và công nghệ qua eo biển Đài Loan, dù hiện chưa công bố chi tiết cụ thể.

Ông Lại cũng nhấn mạnh việc ban hành các khuyến cáo đối với nghệ sĩ Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc, nhằm kiểm soát phát ngôn và hành động của họ trước các chiến dịch gây áp lực từ Bắc Kinh.

"Chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải hành động chủ động hơn", ông Lại Thanh Đức khẳng định.

Khi được hỏi liệu quyết định này có làm gia tăng căng thẳng hai bờ eo biển hay không, lãnh đạo Đài Loan khẳng định hòn đảo này chưa bao giờ là bên làm leo thang tình hình, mà luôn đóng vai trò là lực lượng duy trì ổn định và an ninh trong khu vực.

Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để thống nhất.

Trong khi chính quyền Đài Bắc khẳng định chỉ người dân Đài Loan mới có quyền quyết định tương lai của họ.

Trung Quốc muốn tái thống nhất Đài Loan, phục hưng dân tộc Trung Hoa

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tuyên bố kiên quyết thúc đẩy tái thống nhất Đài Loan, đồng thời thông báo duy trì mức ngân sách chi tiêu quốc phòng 7,2% trong năm 2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar